Điều kiện để được làm tổ trưởng tổ hợp tác? Muốn làm tổ trưởng tổ hợp tác thì phải được bao nhiêu thành viên đồng ý?
Điều kiện để được làm tổ trưởng tổ hợp tác theo quy định mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về tổ trưởng tổ hợp tác như sau:
Tổ trưởng tổ hợp tác
1. Tổ trưởng tổ hợp tác được bầu trong số các thành viên tổ hợp tác, tại cuộc họp thành viên tổ hợp tác khi được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tán thành, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
2. Tổ trưởng tổ hợp tác tổ chức, điều hành hoạt động của tổ hợp tác theo phạm vi, nhiệm vụ được quy định trong hợp đồng hợp tác.
3. Tổ trưởng tổ hợp tác phải đáp ứng các điều kiện ghi trong hợp đồng hợp tác, không trái với các quy định pháp luật.
4. Tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch khi được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Theo đó, tổ trưởng tổ hợp tác sẽ được bầu trong số các thành viên tổ hợp tác, tại cuộc họp thành viên tổ hợp tác khi được hơn 50% tổng số thành viên tán thành, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
Về điều kiện để trở thành tổ trưởng tổ hợp tác thì sẽ căn cứ dựa trên mỗi hợp đồng hợp tác và không được trái với các quy định pháp luật.
Tổ trưởng tổ hợp tác (Hình từ Internet)
Tổ trưởng tổ hợp tác có phải là người đại diện xác lập, thực hiện các giao dịch của tổ hợp tác hay không?
Tại Điều 16 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về việc đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch của tổ hợp tác như sau:
Đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch
1. Đại diện của tổ hợp tác trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự là cá nhân hoặc pháp nhân được các thành viên tổ hợp tác đồng ý ủy quyền xác lập và thực hiện giao dịch dân sự.
2. Nội dung, thời hạn và phạm vi của người đại diện theo ủy quyền của các thành viên tổ hợp tác do các thành viên tự thỏa thuận và phải được lập thành văn bản trừ trường hợp pháp luật có liên quan quy định khác, có chữ ký của người được ủy quyền và một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác.
3. Trong trường hợp cần thiết, tổ hợp tác có trách nhiệm thông báo với các bên liên quan về người đại diện theo ủy quyền của các thành viên tổ hợp tác, nội dung, thời hạn và phạm vi đại diện.
4. Người đại diện và các thành viên tổ hợp tác phải tuân thủ các quy định về đại diện từ Điều 138 đến Điều 143 của Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về tổ trưởng tổ hợp tác như sau:
Tổ trưởng tổ hợp tác
...
4. Tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch khi được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp tổ trưởng tổ hợp tác đều là người đại diện trong việc xác lập, thực hiện giao dịch của tổ hợp tác. Mà chỉ khi tổ trưởng tổ hợp tác được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền thì mới được đại diện xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác là gì?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 77/2019/NĐ-CP và Điều 9 Nghị định 77/2019/NĐ-CP, thành viên tổ hợp tác sẽ có những quyền và nghĩa vụ như sau:
Điều 8. Quyền của thành viên tổ hợp tác
1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác.
2. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng hợp tác, quản lý, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
3. Rút khỏi tổ hợp tác khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác hoặc theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác.
4. Các quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan.
Điều 9. Nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác
1. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
2. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
3. Thực hiện các quy định trong hợp đồng hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác.
4. Góp đủ và đúng thời hạn tài sản, công sức đã cam kết tại hợp đồng hợp tác.
5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp không đúng quy định thuộc về ai?
- Phế liệu thủy tinh nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Đáp án Kỳ 3 Cuộc thi 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đầy đủ, chi tiết?
- Huân chương sao vàng mới nhất 2025? Mức tiền thưởng Huân chương Sao vàng mới nhất 2025 là bao nhiêu?
- Mẫu giấy phép xây dựng có thời hạn sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ là mẫu nào? Tải về?