Điều kiện để chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam được hưởng chính sách thu hút là gì?
- Điều kiện để chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam được hưởng chính sách thu hút là gì?
- Nguồn kinh phí thực hiện chính sách thu hút đối với chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam được trích từ đâu?
- Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc thực hiện chính sách thu hút đối với chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam là gì?
Điều kiện để chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam được hưởng chính sách thu hút là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 87/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 27/2020/NĐ-CP về điều kiện áp dụng chính sách thu hút như sau:
Điều kiện áp dụng chính sách thu hút
1. Người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài được hưởng chính sách quy định tại Nghị định này khi chủ trì hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng, có ảnh hưởng ở tầm quốc gia hoặc đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hoặc của một địa phương hoặc cho sự phát triển của chuyên ngành, lĩnh vực khoa học và công nghệ của Việt Nam và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có sáng chế, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và đã được ứng dụng, chuyển giao tạo ra sản phẩm có giá trị thực tiễn hoặc có kinh nghiệm, chuyên môn sâu về ngành, lĩnh vực phù hợp với nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện tại Việt Nam và đang làm việc tại bộ phận nghiên cứu của Viện Nghiên cứu, Trường đại học hoặc doanh nghiệp có uy tín ở nước ngoài;
b) Có công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ xuất sắc, đạt giải thưởng về khoa học và công nghệ hoặc đã được ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả và phù hợp với nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện tại Việt Nam;
c) Có bằng tiến sỹ và đang giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong ít nhất 03 năm tại cơ sở nghiên cứu có uy tín ở nước ngoài về lĩnh vực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện tại Việt Nam;
d) Có bằng tiến sỹ và đã làm việc ít nhất 03 năm ở vị trí nghiên cứu khoa học tại chương trình, dự án hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ hoặc bộ phận nghiên cứu của doanh nghiệp có uy tín ở nước ngoài.
...
Theo đó, chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam được hưởng chính sách thu hút khi chủ trì hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng, có ảnh hưởng ở tầm quốc gia hoặc đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hoặc của một địa phương hoặc cho sự phát triển của chuyên ngành, lĩnh vực khoa học và công nghệ của Việt Nam và đáp ứng một trong các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 3 nêu trên.
Hoạt động khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách thu hút đối với chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam được trích từ đâu?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 87/2014/NĐ-CP quy định về nguồn kinh phí như sau:
Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện chính sách thu hút đối với người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Đối với các cơ quan, tổ chức công lập: Sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các cơ quan, tổ chức ngoài công lập: Sử dụng nguồn tài chính của cơ quan, tổ chức mình theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, nguồn kinh phí thực hiện chính sách thu hút đối với chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam được xác định như sau:
+ Đối với các cơ quan, tổ chức công lập thì sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
+ Đối với các cơ quan, tổ chức ngoài công lập thì sử dụng nguồn tài chính của cơ quan, tổ chức mình theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc thực hiện chính sách thu hút đối với chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 87/2014/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 27/2020/NĐ-CP về trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan và địa phương
1. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan xác định các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm trong từng thời kỳ cần thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam; cung cấp thông tin, tư vấn về định hướng, lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên phát triển tại Việt Nam và các tổ chức, cơ sở khoa học và công nghệ có nhu cầu và tiềm năng hợp tác cho người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài;
b) Chủ trì thực hiện việc vinh danh, khen thưởng đối với người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
c) Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác song phương, đa phương về khoa học và công nghệ để hỗ trợ, thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam và thúc đẩy hợp tác về khoa học và công nghệ với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức khoa học và công nghệ trong nước.
...
Như vậy, trong việc thực hiện chính sách thu hút đối với chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam thì Bộ Khoa học và Công nghệ có những trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 14 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?