Điều kiện đảm bảo an toàn đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên sản xuất trong nước là gì?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau quy định kỹ thuật chi tiết đối với an toàn cho vị trí người lái xe và các trang bị bảo vệ đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì? Điều kiện đảm bảo an toàn đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên sản xuất trong nước là gì? Câu hỏi của bạn L.Q.A đến từ TP.HCM.

Quy định kỹ thuật chi tiết đối với an toàn cho vị trí người lái xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?

Quy định kỹ thuật chi tiết đối với an toàn cho vị trí người lái xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được quy định tại tiết 2.1.15 tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 25: 2015/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được ban hành theo Thông tư 51/2015/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau:

- Vị trí của người lái phải được bố trí sao cho ở vị trí thao tác bình thường thì người lái với các tư thế theo đúng thiết kế phải có khả năng cầm và thao tác được tất cả các bộ phận kiểm soát.

- Khi chiều cao sàn của buồng lái cao trên 30cm thì phải bố trí tay nắm để người lái lên xuống được dễ dàng. Tay nắm này cũng có thể là 01 bộ phận của xe nâng.

- Khi chiều cao sàn của buồng lái cao trên 55cm, phải làm bậc lên xuống cho lái xe. Chiều cao của bậc thứ nhất tính từ nền không được vượt quá 55cm, khoảng cách các bậc tiếp theo không được vượt quá 55cm.

- Sàn để người lái đứng thao tác hoặc để di chuyển lên xuống phải có biện pháp chống trơn, trượt mặt sàn.

- Khi sàn cho người lái thao tác có độ cao trên 1,2m so với nền phải trang bị phương tiện bảo vệ ở các phía. Phương tiện bảo vệ có thể là lan can hay các phương tiện có hiệu quả tương đương. Lan can có khả năng mở hướng ra phía ngoài.

Self-propelled industrial trucks

Quy định kỹ thuật chi tiết đối với an toàn cho vị trí người lái xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì? (Hình từ Internet)

Quy định kỹ thuật chi tiết các trang bị bảo vệ đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?

Quy định kỹ thuật chi tiết các trang bị bảo vệ đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được quy định tại tiết 2.1.16 tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 25: 2015/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được ban hành theo Thông tư 51/2015/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau:

- Xe nâng ngồi vận hành và đứng vận hành có chiều cao nâng trên 1.800 mm phải lắp 1 tấm che bảo vệ phía trên đầu người vận hành và tấm che phía sau tải; tấm che bảo vệ phía trên đầu có cấu trúc chắc chắn để tránh cho người vận hành khỏi các vật rơi.

- Xe nâng phải trang bị thiết bị cảnh báo bằng âm thanh cho người đi lại xung quanh biết khi di chuyển vào vùng nguy hiểm của xe nâng.

Điều kiện đảm bảo an toàn đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên sản xuất trong nước là gì?

Điều kiện đảm bảo an toàn đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên sản xuất trong nước được quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 25: 2015/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được ban hành kèm theo Thông tư 51/2015/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau:

- Đầy đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định tại mục 3.1 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên;

- Xe nâng hàng chế tạo trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Điều 2 QCVN 25: 2015/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được ban hành kèm theo Thông tư 51/2015/TT-BLĐTBXH trên cơ sở chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.

+ Nếu xe nâng sản xuất hàng loạt thì việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (được quy định tại phụ lục II của Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

+ Nếu xe nâng sản xuất đơn chiếc thì việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm hàng hóa (được quy định tại phụ lục II của Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).

- Đơn vị sản xuất phải công bố hợp quy và đăng ký hợp quy đối với xe nâng hàng theo quy định sau khi đã được chứng nhận hợp quy.

- Phải được gắn dấu hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa có thẩm quyền.

Xe nâng hàng
Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
Pháp luật
Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Pháp luật
Đồ chơi trẻ em mới 100% mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam? Tổ chức nhập khẩu đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải làm gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn có được xây dựng trên dựa trên kinh nghiệm thực tiễn không? Tiêu chuẩn quốc gia được hủy bỏ dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Việc lắp đặt nồi hơi và bình chịu áp lực có thiết kế lắp đặt, thiết kế phải tuân thủ những yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Nhà hàng có cần tuân thủ quy định về tiếng ồn không? Nếu có thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn của nhà hàng là bao nhiêu?
Pháp luật
Kíp nổ điện vi sai an toàn là gì? Chỉ tiêu kỹ thuật của kíp nổ điện vi sai an toàn? Kíp nổ điện vi sai an toàn được bao gói bằng gì?
Pháp luật
Hào kỹ thuật là gì? Cấu tạo hào kỹ thuật bao gồm? Độ sâu hào kỹ thuật được xác định dựa theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Nước khoáng thiên nhiên đóng chai được khai thác trực tiếp từ đâu? Việc ghi nhãn phải tuân thủ các quy định nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xe nâng hàng
3,201 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xe nâng hàng Quy chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xe nâng hàng Xem toàn bộ văn bản về Quy chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào