Điều kiện CIF là gì? Điều kiện CIF tại Incoterms mới nhất có nội dung gì? Chuyển giao rủi ro theo Điều kiện CIF tại Incoterms như thế nào?

Điều kiện CIF là gì? Điều kiện CIF tại Incoterms có nội dung gì? Điều kiện CIF tại Incoterms và pháp luật Việt Nam khác nhau thì áp dụng như thế nào? Cơ quan nào quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam?

Điều kiện CIF là gì? Điều kiện CIF tại Incoterms có nội dung gì?

Incoterms viết tắt của từ International Commercial Terms là một bộ quy tắc quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành, được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Các quy tắc này xác định trách nhiệm của người mua và người bán trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Điều kiện CIF được viết tắt của Cost , Insurance ,Freight ( chi phí, bảo hiểm, cước tàu), là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng hay cảng đến, khi tàu cập bên, người bán hết trách nhiệm và chuyển giao cho người mua. Điểm chuyển giao rủi ro là nơi mà hàng hóa được bốc xuống ở cảng dỡ hàng.

Hiện nay, Incoterms bản mới nhất là Incoterms 2020.

Chuyển giao rủi ro theo điều kiện CIF tại Incoterms 2020 như thế nào?

- Theo điều kiện CIF bên được bảo hiểm là bên mua. Nếu có tổn thất không mong muốn trong quá trình vận chuyển, người mua có quyền đòi bảo hiểm bồi thường.

- Điều kiện CIF quy định bên bán sẽ chịu trách nhiệm thanh toán phí vận chuyển cho lô hàng cho đến khi hàng được xếp lên tàu nhưng không phải chịu rủi ro trong quá trình hàng vận chuyển trên biển.

Bảo hiểm hàng hóa theo điều kiện CIF tại Incoterms 2020 là gì?

- Người bán có nghĩa vụ ký kết hợp đồng bảo hiểm cho những rủi ro của người mua về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa trong quá trình vận tải tới địa điểm giao hàng.

+ Điều này có thể làm phát sinh khó khăn nếu như nước nhập khẩu yêu cầu bảo hiểm phải được mua nội địa: vậy nên nếu gặp trường hợp này các bên cần cân nhắc nếu sử dụng điều kiện CFR và người mua tự mua bảo hiểm.

- Người mua cũng cần chú ý rằng theo như điều kiện Incoterms 2020 thì người bán chỉ bắt buộc phải mua bảo hiểm ở mức thấp nhất là bảo hiểm loại C hoặc tương đương loại C. Tuy nhiên, nếu các bên muốn thì có thể đàm phán nâng mức bảo hiểm lên và đưa việc này vào trong 1 điều khoản của hợp đồng.

Chi phí dỡ hàng tại cảng đích theo điều kiện CIF tại Incoterms 2020 là gì?

- Nếu trong hợp đồng chuyên chở mà người bán đã ký kết có bao gồm chi phí dỡ hàng tại cảng đích thì người bán sẽ phải chi trả cho chi phí này, trừ khi hai bên đã có thỏa thuận trước về việc người bán sẽ được người mua hoàn trả chi phí này.

Cước phí theo điều kiện CIF tại Incoterms 2020 như thế nào?

- Bên bán có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí để xếp hàng lên tàu, vận chuyển hàng đến cảng dỡ, khai báo hải quan, làm bảo hiểm hàng hóa, đóng thuế xuất khẩu,…

- Bên mua có trách nhiệm thanh toán các khoản phí phát sinh khi lô hàng được giao lên tàu. Ngoài ra, bên mua có nghĩa vụ đóng thuế nhập khẩu và làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tín chất tham khảo

Điều kiện CIF là gì? Điều kiện CIF tại Incoterms mới nhất có nội dung gì?

Điều kiện CIF là gì? Điều kiện CIF tại Incoterms mới nhất có nội dung gì? Chuyển giao rủi ro theo Điều kiện CIF tại Incoterms như thế nào? (Hình từ internet)

Điều kiện CIF tại Incoterms và pháp luật Việt Nam khác nhau thì áp dụng như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế
1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
...

Theo Điều 3 Thông tư 52/2020/TT-BTC quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
..
9. Điều kiện giao hàng FOB, FAS, DAF, CIF, CIP sử dụng tại Thông này là những điều kiện giao hàng được quy định tại INCOTERMS 2020 của Phòng Thương mại quốc tế (ICC).

Như vậy, Incoterms 2020 là tập quán thương mại quốc tế, do đó nếu điều kiện CIF tại Incoterms 2020 và pháp luật Việt Nam khác nhau thì sẽ áp dụng điều kiện CIF tại Incoterms 2020.

Cơ quan nào quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam?

Theo Điều 22 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
1. Chính phủ thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.

Như vậy, cơ quan quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam là Chính phủ.

Incoterms 2020
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều kiện CIF là gì? Điều kiện CIF tại Incoterms mới nhất có nội dung gì? Chuyển giao rủi ro theo Điều kiện CIF tại Incoterms như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện FOB là gì? Nội dung điều kiện FOB tại Incoterms như thế nào? Được thỏa thuận áp dụng Incoterms không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Incoterms 2020
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
317 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Incoterms 2020

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Incoterms 2020

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào