Điều khiển xe ô tô tham gia giao thông không có còi xe thì có bị xử phạt hay không? Quy định xử phạt điều khiển xe ô tô không có còi xe?
Xe cơ giới là gì?
Căn cứ tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, theo đó quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.”
Như vậy theo quy định trên thì có thể hiểu ô tô là một trong các loại xe cơ giới theo quy định của pháp luật.
Điều kiện tham gia giao thông của xe ô tô?
Theo căn cứ tại khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 về điều kiện tham gia giao thông đối với xe cơ giới, quy định:
“Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
…”
Như vậy, xe ô tô được phép tham gia giao thông phảu đáp ứng đầy đủ điều kiện như đã phân tích ở trên. Trong đó có quy định rõ ràng về việc xe ô tô khi tham gia giao thông phải có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật (theo TCVN 6923:20010 về phương tiện giao thông đường bộ -còi - yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu).
Điều khiển xe ô tô tham gia giao thông không có còi xe thì có bị xử phạt hay không? Quy định xử phạt điều khiển xe ô tô không có còi xe?
Mức xử phạt đối với xe tô tô khi tham gia giao thông không có còi?
Theo căn cứ tại điểm khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì nội dung này được quy định như sau:
"Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
...
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;
b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.
…"
Như vậy, việc xe ô tô khi tham gia giao thông không có còi thì căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 như đã phân tích ở trên thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 7 của Điều này cũng quy định rằng ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với việc không có còi này là buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định.
Tóm lại, nếu điều khiển xe ô tô mà không có coi xe thì căn cứ theo quy định trên thì sẽ bị phạt tiền với mức cao nhất là 400.000 đồng bên cạnh đó chủ sở hữu cần phải đi lắp thêm còi cho xe của mình với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật để đáp ứng đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật cũng như tránh bị xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?