Điều khiển xe máy đi ngược chiều bị xử phạt như thế nào? CSGT tạm giữ giấy phép lái xe người điều khiển xe máy đi ngược chiều là đúng hay sai?

Tôi điều khiển xe máy đi ngược chiều thì bị CSGT gọi vào và lập biên bản xử phạt. Cho tôi hỏi điều khiển xe máy đi ngược chiều bị xử phạt như thế nào? CSGT tạm giữ giấy phép lái xe người điều khiển xe máy đi ngược chiều là đúng hay sai? - Câu hỏi của anh Minh Chiến đến từ Thành phố Hồ Chí Minh

Điều khiển xe máy đi ngược chiều bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;
b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;
c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
d) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;
đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều này;
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
h) Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;
i) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
k) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
l) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;
m) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.
n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, căn cứ vào điểm g khoản 3 Điều 6 nêu trên thì người có hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy đi ngược chiều sẽ có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Điều khiển xe máy đi ngược chiều bị xử phạt như thế nào?

Điều khiển xe máy đi ngược chiều bị xử phạt như thế nào?

(Hình từ Internet)

CSGT tạm giữ giấy phép lái xe người điều khiển xe máy đi ngược chiều là đúng hay sai?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) có quy định như sau:

Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này”.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có quy định:

Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

Tại khoản 6, khoản 10 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
...
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...

Như vậy, người điều khiển xe máy đi ngược chiều không chỉ bị phạt tiền mà còn bị tạm giữ giấy phép lái xe để để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trên.

Vì vậy việc CSGT giữ giấy phép lái xe của người vi phạm để đảm bảo thi hành quyết định phạt là đúng pháp luật.

Mức xử phạt vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt có đúng không?

Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
...
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.

Như vậy, đối với người có hành vi vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó.

Khi người vi phạm có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.

Đi ngược chiều
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xe máy đi ngược chiều và không có bằng lái xe phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Biển báo cấm đi ngược chiều là gì? Hình ảnh biển báo cấm đi ngược chiều? Lỗi đi ngược chiều 2025 phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Xe máy đi ngược chiều 2025 bị phạt 14 triệu đồng khi nào? Xe máy đi ngược chiều bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?
Pháp luật
Xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền 2025? Lỗi đi ngược chiều xe máy 2025 phạt tiền, trừ điểm ra sao?
Pháp luật
Lỗi đi ngược chiều xe máy, xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Xe nào được đi vào đường ngược chiều?
Pháp luật
Lỗi điều khiển xe máy đi ngược chiều trên đường một chiều năm 2020 bị xử phạt như thế nào? Có bị tước giấy phép lái xe không?
Pháp luật
Xe máy đi ngược chiều bị xử phạt như thế nào? Trong quá trình bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe mà vẫn lưu thông trên đường thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Dắt bộ xe máy đi ngược chiều trên lề đường một chiều có bị phạt không? Người dắt bộ xe máy có thể bị xử phạt trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Điều khiển xe máy chạy ngược chiều bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào? Điều khiển xe máy chạy ngược chiều bị phạt bao nhiều tiền?
Pháp luật
Phương tiện nào được đi ngược chiều vào đường một chiều? Tốc độ tối đa của xe ô tô chạy trên đường một chiều trong khu dân cư là bao nhiêu?
Pháp luật
Điều khiển xe máy đi ngược chiều do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn thì có xin hoãn lại thời gian nộp phạt lại được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đi ngược chiều
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
8,224 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đi ngược chiều

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đi ngược chiều

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào