Điều khiển xe đạp không có thắng tham gia giao thông có bị phạt hành chính? Người điều khiển xe đạp được phép chở tối đa bao nhiêu người?
Điều khiển xe đạp không có thắng tham gia giao thông có bị phạt hành chính hay không?
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ được quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Giao thong đường bộ 2008 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
20. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
21. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
...
Theo đó, xe đạp là một trong những phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Hành vi điều khiển xe đạp không có thắng tham gia giao thông được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Xử phạt người điều khiển xe thô sơ vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có đăng ký, không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải đăng ký và gắn biển số).
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe thô sơ chở khách, chở hàng không bảo đảm tiêu chuẩn về tiện nghi và vệ sinh theo quy định của địa phương.
Theo đó, người điều khiển xe đạp không có thắng gia giao thông có bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Điều khiển xe đạp không có thắng tham gia giao thông có bị phạt hành chính? Người điều khiển xe đạp được phép chở tối đa bao nhiêu người? (hình từ internet)
Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe đạp được phép chở tối đa bao nhiêu người?
Việc điều khiển xe đạp tham gia giao thông được quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
Theo đó, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người đi xe đạp có được ưu tiên đi trước trong khi chuyển hướng xe hay không?
Việc chuyển hướng xe được quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Theo đó, trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?