Điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này phải có những kiến thức gì?

Chị ơi cho em hỏi: Điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này phải có tối thiểu những kiến thức gì? Đây là câu hỏi của anh Minh Hải đến từ Vũng Tàu.

Điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 3 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, môi trường và an ninh (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng là ngành, nghề vận hành khai thác phương tiện thủy nội địa và các trang thiết bị trên phương tiện thủy nội địa, đồng thời áp dụng các quy định pháp luật của Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Hàng hải để điều động phương tiện thực hiện các hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa trong phạm vi đường thủy nội địa theo quy định, đảm bảo an ninh, an toàn cho người, phương tiện và hàng hóa; đảm bảo an toàn cho môi trường đường thủy và đạt hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngoài công việc trực tiếp điều động phương tiện thủy nội địa thực hiện các hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa, nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa còn thực hiện khai thác phương tiện thủy nội địa tại các công ty vận tải đường thủy (tìm kiếm nguồn hàng, ký kết hợp đồng vận tải, phối hợp thuyền trưởng tổ chức khai thác phương tiện thủy nội địa); điều độ cảng, bến thủy nội địa tại các cảng, bến thủy nội địa (thông báo; chỉ huy phương tiện thủy nội địa vào cảng, ra cảng, neo đậu trong cảng); làm công tác cảng vụ đường thủy nội địa (kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành pháp luật giao thông đường thủy nội địa, việc chấp hành quy định an toàn môi trường đường thủy của các phương tiện tham gia giao thông trên đường thủy nội địa; tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn đường thủy nội địa).
Nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa thường xuyên làm việc lưu động trên các tuyến đường thủy nội địa và các cảng, bến; điều kiện làm việc luôn bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên thay đổi: sóng, gió, dòng chảy trên các tuyến luồng đường thủy nội địa. Người hành nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa phải có sức khỏe tốt, chịu được sóng gió, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng được yêu cầu của mỗi vị trí công việc. Đặc biệt phải có ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường thủy, chấp hành quy định an toàn môi trường đường thủy.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.210 giờ (tương đương 88 tín chỉ).

Như vậy, điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng là ngành nghề vận hành khai thác phương tiện thủy nội địa và các trang thiết bị trên phương tiện thủy nội địa, đồng thời áp dụng các quy định pháp luật của Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Hàng hải để điều động phương tiện thực hiện các hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa trong phạm vi đường thủy nội địa theo quy định, đảm bảo an ninh, an toàn cho người, phương tiện và hàng hóa; đảm bảo an toàn cho môi trường đường thủy và đạt hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

thủy nội địa

Ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa (Hình từ Internet)

Sau khi tốt nghiệp ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Kiến thức
- Trình bày được cách tổ chức xử lý các sự cố, các công việc phát sinh khi làm việc; sơ cứu; ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong khi làm việc;
- Trình bày được các nội dung cơ bản, các qui định về an toàn lao động khi làm việc trên phương tiện thủy nội địa;
- Giải thích được các qui định về Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa và bảo vệ môi trường đường thủy;
- Trình bày được nguyên lý kết cấu phương tiện thủy nội địa; nguyên lý điều động phương tiện thủy nội địa;
- Trình bày được quy trình bảo dưỡng vỏ phương tiện thủy nội địa và các thiết bị trên boong;
- Trình bày được được nguyên lý cấu tạo, hoạt động của các thiết bị hàng hải sử dụng trên phương tiện thủy nội địa;
- Phân tích, đánh giá được các hiện tượng khí tượng thủy văn, địa văn hàng hải, thủy triều, luồng lạch ảnh hưởng đến điều động phương tiện ;
- Trình bày được nguyên tắc và nội dung hạch toán vận tải đường thủy nội địa;
- Trình bày được quy trình giao nhận, bảo quản hàng hóa; quy trình đón, trả và phục vụ hành khách; quy trình xếp, dỡ hàng hóa tại cảng;
- Giải thích được các quy định trong Luật đường thủy nội địa; nội dung cơ bản về Luật hàng hải;
- Trình bày được nội dung công tác quản lý, lãnh đạo thuyền viên và phương tiện thủy nội địa; công tác huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa.
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức như trên.

Người học ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng thì phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Như vậy, người học ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng thì phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.

Ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sau khi tốt nghiệp ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Pháp luật
Người học ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp thì phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Pháp luật
Người học ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Pháp luật
Điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này phải có những kiến thức gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa
1,413 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào