Điều khiển phương tiện giao thông đường thủy nội địa có trọng tải toàn phần đến 15 tấn nhưng không giảm tốc độ theo quy định thì bị xử phạt thế nào?
- Trong trường hợp nào phương tiện giao thông đường thủy nội địa phải giảm tốc độ?
- Điều khiển phương tiện giao thông đường thủy nội địa có trọng tải toàn phần đến 15 tấn nhưng không giảm tốc độ theo quy định thì bị xử phạt thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người điều khiển phương tiện trên đường thủy nội địa không giảm tốc độ theo quy định không?
Trong trường hợp nào phương tiện giao thông đường thủy nội địa phải giảm tốc độ?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 về chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa như sau:
Chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa
..
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình phải điều khiển phương tiện với tốc độ an toàn để có thể xử lý các tình huống tránh va, không gây mất an toàn đối với phương tiện khác hoặc tổn hại đến các công trình; giữ khoảng cách an toàn giữa phương tiện mình đang điều khiển với phương tiện khác; phải giảm tốc độ của phương tiện trong các trường hợp sau đây:
a) Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bị nạn, phương tiện chở hàng nguy hiểm;
b) Đi trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa;
c) Đi gần đê, kè khi có nước lớn.
...
Theo đó, phương tiện giao thông đường thủy nội địa phải giảm tốc độ trong những trường hợp sau:
+ Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bị nạn, phương tiện chở hàng nguy hiểm.
+ Đi trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa.
+ Đi gần đê, kè khi có nước lớn.
Giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Điều khiển phương tiện giao thông đường thủy nội địa có trọng tải toàn phần đến 15 tấn nhưng không giảm tốc độ theo quy định thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy tắc giao thông như sau:
Vi phạm quy tắc giao thông
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người có mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng;
b) Không tuân theo chỉ dẫn của báo hiệu đường thủy nội địa hoặc chỉ dẫn của người điều tiết giao thông, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;
c) Không giảm tốc độ của phương tiện theo quy định;
...
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy nội địa có trọng tải toàn phần đến 15 tấn nhưng không giảm tốc độ theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người điều khiển phương tiện trên đường thủy nội địa không giảm tốc độ theo quy định không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa
...
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra Chi cục Đường thủy nội địa, Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa, Trưởng đoàn thanh tra Cảng vụ Đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 75.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy nội địa có trọng tải toàn phần đến 15 tấn nhưng không giảm tốc độ theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất 1.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?