Điều dưỡng viên trưởng khoa gây mê hồi sức có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Có thể có bao nhiêu điều dưỡng viên trưởng khoa?
Điều dưỡng viên trưởng khoa gây mê hồi sức có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng viên trưởng khoa gây mê hồi sức được quy định tại Điều 11 Thông tư 13/2012/TT-BYT như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng viên trưởng của khoa gây mê - hồi sức
Nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng trưởng khoa được thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
Theo đó, Thông tư 07/2011/TT-BYT đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 31/2021/TT-BYT của Bộ Y tế về Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
Nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng viên trưởng khoa gây mê hồi sức được quy định tại Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BYT như sau:
- Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa và trưởng phòng điều dưỡng về các hoạt động điều dưỡng tại khoa.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng tại khoa.
- Xây dựng bản mô tả vị trí việc làm và phân công nhiệm vụ của điều dưỡng, hộ lý trợ giúp chăm sóc và các vị trí khác theo chỉ đạo của trưởng khoa.
- Quản lý người bệnh: số lượng, tình trạng, diễn biến, các chỉ định điều trị, chăm sóc để kịp thời phân công và điều phối nhân lực thực hiện chăm sóc điều dưỡng.
- Tham gia đi buồng hằng ngày với lãnh đạo khoa.
- Tổ chức, chủ trì các cuộc họp điều dưỡng định kỳ, đột xuất và cuộc họp người bệnh, người nhà người bệnh khi cần thiết.
- Quản lý, đào tạo và phát triển nhân lực điều dưỡng trong khoa.
- Đề xuất nhu cầu tuyển dụng, thuyên chuyển, đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của khoa.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng và chỉ đạo tuyến theo sự phân công.
- Tham gia trực và trực tiếp chăm sóc người bệnh khi cần.
- Tham gia đề xuất cung cấp, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện, thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ chăm sóc người bệnh và giám sát sử dụng tại khoa. Giám sát việc sử dụng và bảo quản theo quy định.
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác điều dưỡng tại khoa và cải tiến chất lượng chăm sóc điều dưỡng.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo hoạt động điều dưỡng trong khoa.
- Nhận xét, đề xuất khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập đối với điều dưỡng, hộ lý trợ giúp chăm sóc trong khoa.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được trưởng khoa và trưởng phòng điều dưỡng phân công.
Điều dưỡng viên trưởng khoa gây mê hồi sức có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Trong khoa gây mê hồi sức có thể có bao nhiêu điều dưỡng viên trưởng khoa?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 13/2012/TT-BYT về nhân lực của khoa gây mê hồi sức như sau:
Bố trí nhân lực
Nhân lực của khoa gây mê - hồi sức được bố trí ở các bộ phận như sau:
1. Hành chính: gồm điều dưỡng viên trưởng của khoa và nhân viên hành chính. Số lượng nhân viên hành chính do giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định trên cơ sở đề nghị của trưởng khoa gây mê - hồi sức.
2. Khám trước gây mê: tối thiểu gồm 01 (một) bác sỹ gây mê - hồi sức, 01 (một) điều dưỡng viên gây mê - hồi sức và 01 (một) hộ lý.
3. Phẫu thuật: nhân lực cho mỗi ca phẫu thuật tối thiểu gồm 01 (một) bác sỹ gây mê - hồi sức, 01 (một) điều dưỡng viên gây mê - hồi sức, 01 (một) điều dưỡng viên làm nhiệm vụ dụng cụ, 01 (một) điều dưỡng viên làm nhiệm vụ vòng ngoài và 01 (một) hộ lý.
...
Như vậy, nhân sự hành chính tại khoa gây mê hồi sức gồm điều dưỡng viên trưởng khoa và nhân viên hành chính. Không có quy định số lượng cụ thể đối với điều dưỡng viên trưởng khoa gây mê hồi sức.
Đối với số lượng nhân viên hành chính do giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định trên cơ sở đề nghị của trưởng khoa gây mê hồi sức.
Điều dưỡng viên có trách nhiệm phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công bởi điều dưỡng viên trưởng khoa không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BYT như sau:
Nhiệm vụ của điều dưỡng trong phòng điều dưỡng
1. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phù hợp theo sự phân công của trưởng phòng điều dưỡng.
2. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc điều dưỡng quy định tại Thông tư này tại các đơn vị được phân công.
3. Tham gia quản lý nhân sự, đào tạo, nghiên cứu khoa học và cải tiến chất lượng chăm sóc điều dưỡng theo sự phân công.
4. Tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện.
5. Tham gia các hội đồng, mạng lưới hoạt động trong bệnh viện theo sự phân công.
6. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công theo quy định.
Như vậy, điều dưỡng viên phòng điều dưỡng phải có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công bởi điều dưỡng viên trưởng khoa theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?