Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm được quy định như thế nào? Hồ sơ và thủ tục được thực hiện như thế nào?
- Quy định về điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm?
- Thành phần hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm gồm những gì?
- Thủ tục điều chỉnh dự án trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm được thực hiện như thế nào?
Quy định về điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 49 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm như sau:
- Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân nhận bảo đảm tài sản là dự án đầu tư (sau đây gọi là bên nhận bảo đảm) được quyền chuyển nhượng dự án đầu tư đó.
- Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa quyền, nghĩa vụ thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư chuyển nhượng theo các điều kiện quy định tại hợp đồng chuyển nhượng dự án và quy định của pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư
Thành phần hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm gồm những gì?
Theo khoản 3 Điều 49 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm như sau:
- Bên nhận bảo đảm hoặc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư gồm:
+ Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
+ Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư giữa bên nhận bảo đảm và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
+ Hợp đồng cho vay hoặc hợp đồng cấp tín dụng hoặc hợp đồng mua bán nợ (nếu có);
+ Hợp đồng hoặc văn bản xác nhận giao dịch bảo đảm (nếu có);
+ Văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp bên nhận bảo đảm, cơ quan thi hành án dân sự bán đấu giá tài sản (nếu có);
+ Bản sao tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư chuyển nhượng và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có);
+ Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc báo cáo kiểm toán vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
+ Văn bản xác nhận của bên nhận bảo đảm về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm.
Thủ tục điều chỉnh dự án trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 49 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục điều chỉnh dự án trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:
- Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư mà chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, bên nhận bảo đảm hoặc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45 và 46 của Nghị định này;
+ Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mà việc chuyển nhượng dự án làm thay đổi nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, thủ tục điều chỉnh dự án khi chuyển nhượng thực hiện theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45 và 46 của Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
+ Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mà việc chuyển nhượng dự án không làm thay đổi nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư thì không phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Bên nhận bảo đảm hoặc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng thực hiện thủ tục điều chỉnh Quyết định chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tương ứng tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 8 Điều 48 của Nghị định này.
+ Đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, bên nhận bảo đảm hoặc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này cho Cơ quan đăng ký đầu tư để thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định tương ứng tại Điều 47 của Nghị định này.
- Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và đã đưa dự án vào khai thác, vận hành thì không phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư khi chuyển nhượng dự án đầu tư.
- Trường hợp bên nhận bảo đảm có nhu cầu tiếp nhận và thực hiện dự án đầu tư, bên nhận bảo đảm tài sản lập hồ sơ và thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này; trong đó, hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư bổ sung hợp đồng hoặc văn bản xác nhận giao dịch bảo đảm; hợp đồng tín dụng hoặc văn bản xác nhận khoản nợ; văn bản xác nhận của bên nhận bảo đảm về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm.
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này, sau đó thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành, thủ tục điều chỉnh dự án thực hiện theo quy định tại Điều 117 của Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?