Điều chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp với diễn biến xâm nhập mặn có phải là biện pháp cơ bản ứng phó đối với xâm nhập mặn không?

Tôi có thắc mắc cần giải đáp như sau: Xâm nhập mặn có được xem là hiện tượng thiên tai tự nhiên bất thường hay không? Điều chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp với diễn biến xâm nhập mặn có phải là biện pháp cơ bản ứng phó đối với xâm nhập mặn không? Câu hỏi của anh H (Bến Tre).

Xâm nhập mặn có được xem là hiện tượng thiên tai tự nhiên bất thường hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 có quy định về các loại hình thiên tai như sau:

Giải thích từ ngữ
1.Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
...

Như vậy, theo quy định này, xâm nhập mặn là 1 trong những hiện tượng thiên tai tự nhiên bất thường.

Xâm nhập mặn được xem là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt theo khoản 23 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg.

 Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với diễn biến xâm nhập mặn có phải là biện pháp cơ bản ứng phó đối với xâm nhập mặn không?

Điều chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp với diễn biến xâm nhập mặn có phải là biện pháp cơ bản ứng phó đối với xâm nhập mặn không? (Hình từ Internet).

Điều chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp với diễn biến xâm nhập mặn có phải là biện pháp cơ bản ứng phó đối với xâm nhập mặn không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 có quy định về các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai cụ thể như sau:

Các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai
...
2. Biện pháp cơ bản ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được quy định như sau:
a) Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn;
b) Vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm, chống thất thoát nước;
c) Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm;
d) Tổ chức quan trắc độ mặn, điều hành đóng mở cống lấy nước và ngăn mặn phù hợp với tình huống cụ thể.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, biện pháp cơ bản ứng phó đối xâm nhập mặn bao gồm các hoạt động sau đây:

- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn;

- Vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm, chống thất thoát nước;

- Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm;

- Tổ chức quan trắc độ mặn, điều hành đóng mở cống lấy nước và ngăn mặn phù hợp với tình huống cụ thể.

Do đó, việc điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với diễn biến xâm nhập mặn là biện pháp cơ bản ứng phó đối với xâm nhập mặn.

Các cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 49 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định các cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn cụ thể như sau:

(1) Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:

- Dự báo ranh giới độ mặn 1‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ trên 25 km đến 50 km tính từ cửa sông;

- Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ 15 km đến 25 km tính từ cửa sông ở khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ.

(2) Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:

- Dự báo ranh giới độ mặn 1‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ trên 50 km đến 90 km tính từ cửa sông;

- Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ trên 25 km đến 50 km tính từ cửa sông ở khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ hoặc từ 15 km đến 25 km tính từ cửa sông ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

(3) Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:

- Dự báo ranh giới độ mặn 1‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông trên 90 km tính từ cửa sông;

- Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ trên 25 km đến 50 km tính từ cửa sông ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ hoặc từ trên 50 km đến 90 km tính từ cửa sông ở khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ.

(4) Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:

- Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ trên 50 km đến 90 km tính từ cửa sông ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ;

- Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông tới hơn 90 km tính từ cửa sông.

(5) Đối với những khu vực ven biển có thời gian xảy ra tình trạng xâm nhập mặn thường xuyên trong năm hoặc có trên 2/3 diện tích bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, việc ban hành cấp độ rủi ro sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh liên quan phối hợp xác định.

Xâm nhập mặn Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Xâm nhập mặn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đánh giá chất lượng và lưu trữ tài liệu quan trắc xâm nhập mặn được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn thuộc vùng hạn chế khai thác nước loại mấy?
Pháp luật
Điều chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp với diễn biến xâm nhập mặn có phải là biện pháp cơ bản ứng phó đối với xâm nhập mặn không?
Pháp luật
Xâm nhập mặn được hiểu là như thế nào? Vận hành các hồ chứa nước có phải là biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn hay không?
Pháp luật
Biện pháp ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được pháp luật quy định như thế nào? Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ như thế nào?
Pháp luật
Khu vực xảy ra xâm nhập mặn từ bao nhiêu phần trăm độ mặn trở lên được đưa tin cảnh báo? Bản tin cảnh báo xâm nhập mặn được ban hành vào thời gian nào?
Pháp luật
Cá nhân không tuân thủ quy trình vận hành cống ngăn mặn gây xâm nhập mặn nguồn nước thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Xâm nhập mặn là gì? Các cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn hiện nay được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xâm nhập mặn
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
531 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xâm nhập mặn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xâm nhập mặn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào