Diện tích xây dựng nhà văn hóa nông thôn có bắt buộc phải từ 300 mét vuông trở lên không? Chức năng và nhiệm vụ của nhà văn hóa ở nông thôn được quy định thế nào?
Diện tích xây dựng nhà văn hóa nông thôn có yêu cầu từ 300 mét vuông trở lên không?
Theo tiểu mục 1 Mục I Phụ lục hướng dẫn thực hiện tiêu chí 06 về cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí 16 về văn hóa trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới ban hành kèm theo Hướng dẫn 4688/HD-BVHTTDL năm 2016 quy định về tiêu chuẩn xây dựng nhà văn hóa ở nông thôn như sau:
* Diện tích xây dựng:
- Đối với vùng đồng bằng: 300 mét vuông trở lên.
- Miền núi: 200 mét vuông trở lên.
- Vùng núi cao, hải đảo và thôn ở các xã đặc biệt khó khăn: 100 mét vuông trở lên.
* Quy mô xây dựng:
- Đối với vùng đồng bằng: 100 chỗ ngồi trở lên.
- Miền núi: 80 chỗ ngồi trở lên.
- Vùng núi cao, hải đảo và thôn ở các xã đặc biệt khó khăn: 50 chỗ ngồi trở lên.
Theo quy định trên, ta thấy diện tích xây dựng nhà văn hóa ở nông thôn đối với vùng đồng bằng tối thiểu là 300 mét vuông trở lên và được phép bố trí số lượng chỗ ngồi là 100 chỗ ngồi trở lên.
Nhà văn hóa nông thôn
Nhà văn hóa nông thôn thực hiện chức năng và nhiệm vụ nào?
* Theo Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL quy định về tên gọi, vị trí, chức năng của nhà văn hóa như sau:
- Tên gọi:
Nhà văn hóa-Khu thể thao + tên thôn.
- Vị trí:
Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn thuộc hệ thống thiết chế văn hóa-thể thao cơ sở của cả nước; do Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập, lãnh đạo toàn diện; Trưởng thôn trực tiếp quản lý; chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa-Thể thao cấp trên.
- Chức năng:
+ Góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn thôn.
+ Nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
+ Nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở thôn.
* Nhiệm vụ của nhà văn hóa nông thôn được quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL như sau:
- Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động ngắn hạn, dài hạn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, sản xuất và đời sống của nhân dân ở thôn.
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ; thể dục, thể thao quần chúng; các cuộc giao lưu, liên hoan, hội diễn văn nghệ; giao hữu, thi đấu các môn thể thao; duy trì hoạt động các loại hình Câu lạc bộ, nhóm sở thích; phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em.
- Tổ chức các chương trình, lớp học nâng cao dân trí, tiếp nhận thông tin và hoạt động dịch vụ phục vụ nhân dân trên địa bàn thôn.
- Tham gia các hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả công trình.
- Tổ chức các cuộc hội họp của thôn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo địa phương giao.
Căn cứ các quy định trên, ta thấy, nhà văn hóa nông thôn trong tổ chức hoạt động phải đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Nhà văn hóa nông thôn phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí đối với nhà văn hóa nông thôn như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền ở địa phương có trách nhiệm cấp đất xây dựng Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn theo quy hoạch đã được duyệt và sử dụng đúng mục đích.
- Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn được xây dựng ở vị trí trung tâm tạo thuận lợi cho nhân dân tham gia sinh hoạt.
- Kiến trúc Nhà văn hóa-Khu thể thao phải phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội và bản sắc văn hóa của địa phương.
- Quy hoạch và từng bước triển khai xây dựng sân khấu ngoài trời, sân chơi, bố trí vườn hoa, cây cảnh, non bộ, hồ nước, ghế đá...
- Trang thiết bị tối thiểu cho các hoạt động của Nhà văn hóa-Khu thể thao gồm: hệ thống âm thanh, ánh sáng, phông màn, bàn ghế, sách báo, các dụng cụ thể thao và các loại nhạc cụ phù hợp.
- Kinh phí:
+ Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất:
Do ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần (căn cứ điểm b, khoản 3, mục 6 của Quyết định 800/QĐ-TTg;
Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) hỗ trợ;
Nhân dân tự nguyện đóng góp;
Huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp.
+ Kinh phí chi hoạt động thường xuyên: Do ngân sách địa phương hỗ trợ và nhân dân tự nguyện đóng góp.
Như vậy, ta thấy khi xây dựng nhà văn hóa nông thôn ở vùng đồng bằng cần đảm bảo các tiêu chí về diện tích và quy mô xây dựng, cụ thể diện tích xây dựng là 300 mét vuông trở lên và được phép bố trí số lượng chỗ ngồi là 100 chỗ trở lên. Đồng thời trong quá trình hoạt động, nhà văn hóa nông thôn phải đảm bảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?