Diện tích sử dụng trong nhà ở chung cư được tính như thế nào? Diện tích tầng hầm để thông gió có được tính vào diện tích nhà ở chung cư không?
Diện tích sử dụng trong nhà ở chung cư được tính như thế nào?
Căn cứ theo Mục A.3 Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 về Phân định diện tích trong nhà ở như sau:
Phụ lục A
Phân định diện tích trong nhà ở
A.1 Diện tích sử dụng của mỗi căn hộ là tổng diện tích ở và diện tích phụ sử dụng riêng biệt. Đối với nhà ở nhiều căn hộ thì diện tích sử dụng của mỗi căn hộ là diện tích sử dụng riêng biệt của từng căn hộ cộng với phần diện tích phụ dùng chung cho nhiều hộ, được phân bổ theo tỷ lệ với diện tích ở của từng căn hộ.
A.2 Diện tích các phòng, các bộ phận sử dụng đều được tính theo kích thước thông thủy (trừ bề dày tường, vách, cột kể cả lớp trát nhưng không trừ bề dày lớp vật liệu ốp chân tường hay ốp tường).
Diện tích các gian phòng có chiều cao thấp hơn được tính vào tổng diện tích với hệ số 0,7.
CHÚ THÍCH: Các ống rác, ống khói, thông hơi, điện, nước và các đường ống kỹ thuật khác đặt trong phòng hay bộ phận nào thì không tính vào diện tích các gian phòng hay bộ phận đó.
A.3 Diện tích sử dụng trong nhà ở là tổng diện tích các phòng ở và các phòng phụ, được tính như sau:
a) Diện tích ở là tổng diện tích các phòng chính dùng để ở bao gồm:
- Phòng ở (phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng khách, phòng làm việc, giải trí) trong nhà ở căn hộ;
- Phòng ở, phòng ngủ trong nhà ở ký túc xá;
- Các tủ tường, tủ xây, tủ lẩn có cửa mở về phía trong phòng ở;
- Diện tích phần dưới cầu thang bố trí trong các phòng ở của căn hộ (nếu chiều cao từ mặt nền đến mặt dưới cầu thang dưới 1,60 m thì không tính phần diện tích này).
b) Diện tích phụ: là tổng diện tích các phòng phụ hoặc bộ phận sau đây:
- Phòng tiếp khách, sinh hoạt chung, phòng quản lý trong nhà ở ký túc xá;
- Bếp (chỗ đun nấu, rửa, gia công, chuẩn bị) không kể diện tích chiếm chỗ của ống khói, ống rác, ống cấp, thoát nước;
- Phòng tắm rửa, giặt, xí, tiểu và lối đi bên trong các phòng đối với nhà ở thiết kế khu vệ sinh tập trung;
- Kho;
- Một nửa diện tích lôgia;
- 0,3 diện tích ban công, thềm;
- 0,35 diện tích sân trời;
- Các hành lang, lối đi của căn hộ hoặc các phòng ở;
- Các tiền sảnh, phòng đệm… sử dụng riêng cho một căn hộ hoặc một vài phòng ở;
- Các lối đi, lối vào, phòng đệm của khu bếp hay khu tắm rửa, giặt, xí, tiểu tập trung;
- Các tủ xây, tủ lẩn của căn hộ có cửa mở về phía trong các bộ phận hay phòng phụ.
CHÚ THÍCH: Trong nhà ở nhiều căn hộ, diện tích phụ dùng chung cho nhiều căn hộ như phòng để xe, phòng sinh hoạt công cộng chung, phòng quản lý hoặc bảo vệ thì không tính vào diện tích trên.
...
Theo đó, diện tích sử dụng của mỗi căn hộ là tổng diện tích ở và diện tích phụ sử dụng riêng biệt. Đối với nhà ở nhiều căn hộ thì diện tích sử dụng của mỗi căn hộ là diện tích sử dụng riêng biệt của từng căn hộ cộng với phần diện tích phụ dùng chung cho nhiều hộ, được phân bổ theo tỷ lệ với diện tích ở của từng căn hộ.
Diện tích sử dụng trong nhà ở chung cư là tổng diện tích các phòng ở và các phòng phụ, được tính như sau:
- Diện tích ở là tổng diện tích các phòng chính dùng để ở bao gồm:
+ Phòng ở (phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng khách, phòng làm việc, giải trí) trong nhà ở căn hộ;
+ Phòng ở, phòng ngủ trong nhà ở ký túc xá;
+ Các tủ tường, tủ xây, tủ lẩn có cửa mở về phía trong phòng ở;
+ Diện tích phần dưới cầu thang bố trí trong các phòng ở của căn hộ (nếu chiều cao từ mặt nền đến mặt dưới cầu thang dưới 1,60 m thì không tính phần diện tích này).
- Diện tích phụ: là tổng diện tích các phòng phụ hoặc bộ phận sau đây:
+ Phòng tiếp khách, sinh hoạt chung, phòng quản lý trong nhà ở ký túc xá;
+ Bếp (chỗ đun nấu, rửa, gia công, chuẩn bị) không kể diện tích chiếm chỗ của ống khói, ống rác, ống cấp, thoát nước;
+ Phòng tắm rửa, giặt, xí, tiểu và lối đi bên trong các phòng đối với nhà ở thiết kế khu vệ sinh tập trung;
+ Kho;
+ Một nửa diện tích lôgia;
+ 0,3 diện tích ban công, thềm;
+ 0,35 diện tích sân trời;
+ Các hành lang, lối đi của căn hộ hoặc các phòng ở;
+ Các tiền sảnh, phòng đệm… sử dụng riêng cho một căn hộ hoặc một vài phòng ở;
+ Các lối đi, lối vào, phòng đệm của khu bếp hay khu tắm rửa, giặt, xí, tiểu tập trung;
+ Các tủ xây, tủ lẩn của căn hộ có cửa mở về phía trong các bộ phận hay phòng phụ.
Trong nhà ở chung cư nhiều căn hộ, diện tích phụ dùng chung cho nhiều căn hộ như phòng để xe, phòng sinh hoạt công cộng chung, phòng quản lý hoặc bảo vệ thì không tính vào diện tích trên.
Nhà ở chung cư (Hình từ Internet)
Diện tích tầng hầm để thông gió có được tính vào diện tích nhà ở chung cư không?
Căn cứ theo Mục A.5 và A.6 Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 về Phân định diện tích trong nhà ở như sau:
Phụ lục A
Phân định diện tích trong nhà ở
...
A.5 Không tính vào tổng diện tích nhà ở các trường hợp sau: diện tích tầng hầm để thông gió, tầng áp mái, tầng áp mái có đặt hệ thống kỹ thuật, tầng kỹ thuật, hệ thống kỹ thuật bên ngoài căn hộ, buồng đệm cầu thang, giếng thang máy, cầu thang ngoài trời.
A.6 Diện tích nhà ở được tính bằng tổng diện tích các tầng nhà, trong giới hạn mặt bên trong của tường ngoài, với diện tích ban công và lôgia. Diện tích cầu thang, giếng thang máy, được tính vào diện tích tầng nhà của tầng đó.
Theo đó, diện tích nhà ở chung cư được tính bằng tổng diện tích các tầng nhà, trong giới hạn mặt bên trong của tường ngoài, với diện tích ban công và lôgia. Diện tích cầu thang, giếng thang máy, được tính vào diện tích tầng nhà của tầng đó.
Không tính vào tổng diện tích nhà ở chung cư phần diện tích tầng hầm để thông gió.
Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà ở chung cư gồm những phần nào?
Căn cứ theo Mục A.15 Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 về Phân định diện tích trong nhà ở như sau:
Phụ lục A
Phân định diện tích trong nhà ở
...
A.15 Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà chung cư.
a) Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư.
b) Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:
- Phần diện tích bên trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, lôgia gắn liền với căn hộ đó;
- Phần diện khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng theo quy định của pháp luật;
- Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ, phần diện tích thuộc sở hữu riêng.
c) Phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm:
- Phần diện tích nhà còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 2 của A.15;
- Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư, gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của căn hộ nào;
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó.
Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư.
Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà ở chung cư gồm những phần được nêu cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?