Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì? Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định thế nào?

Tôi có câu hỏi là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì? Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.T đến từ Ninh Thuận.

Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì?

Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT như sau:

Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông) là một vị trí; một đoạn luồng hoặc khu vực giao cắt mà tại đó có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
3. Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là điểm đen) là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông mà tại đó có xảy ra tai nạn giao thông.
4. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực là cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa (Chi cục Đường thủy nội địa, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải hoặc đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải).

Như vậy, theo quy định trên thì điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa là một vị trí; một đoạn luồng hoặc khu vực giao cắt mà tại đó có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa

Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì? (Hình từ Internet)

Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định thế nào?

Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định theo quy định tại Điều 4 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT như sau:

Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông được xác định khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Một trong các kích thước luồng thực tế nhỏ hơn trị số tối thiểu của cấp kỹ thuật tương ứng theo quy định (chiều sâu, bề rộng, bán kính cong) tại các bãi đá ngầm, bãi cạn, đoạn cạn và vật chướng ngại.
2. Một trong các kích thước: khẩu độ khoang thông thuyền, chiều cao tĩnh không, chiều sâu tại vị trí cầu và công trình khác trên sông, kênh nhỏ hơn trị số thấp nhất của cấp kỹ thuật tương ứng theo quy định.
3. Dòng chảy xiên so với trụ cầu, khoang thông thuyền.
4. Dòng chảy xiết, xoáy, tầm nhìn hạn chế.
5. Khu vực giao cắt giữa các tuyến đường thủy nội địa hoặc tuyến luồng hàng hải, vùng nước cảng biển có tầm nhìn hạn chế.

Như vậy, theo quy định trên thì điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Một trong các kích thước luồng thực tế nhỏ hơn trị số tối thiểu của cấp kỹ thuật tương ứng theo quy định (chiều sâu, bề rộng, bán kính cong) tại các bãi đá ngầm, bãi cạn, đoạn cạn và vật chướng ngại.

- Một trong các kích thước: khẩu độ khoang thông thuyền, chiều cao tĩnh không, chiều sâu tại vị trí cầu và công trình khác trên sông, kênh nhỏ hơn trị số thấp nhất của cấp kỹ thuật tương ứng theo quy định.

- Dòng chảy xiên so với trụ cầu, khoang thông thuyền.

- Dòng chảy xiết, xoáy, tầm nhìn hạn chế.

- Khu vực giao cắt giữa các tuyến đường thủy nội địa hoặc tuyến luồng hàng hải, vùng nước cảng biển có tầm nhìn hạn chế.

Hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa đối với bãi đá ngầm gồm những tài liệu nào?

Hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa đối với bãi đá ngầm gồm những tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT như sau:

Hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa
1. Đối với các công trình xây dựng
a) Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có);
b) Hồ sơ theo dõi luồng, vật chướng ngại, phương tiện hoạt động tại khu vực;
c) Bản vẽ sơ đồ hiện trạng khu vực thể hiện công trình trên luồng, các đặc trưng khác của luồng (bề rộng luồng, vận tốc, hướng dòng chảy và các yếu tố khác...);
d) Các thông số kỹ thuật: kích thước khoang thông thuyền, âu tàu, tĩnh không đường dây, chiều sâu công trình ngầm;
đ) Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan Công an cung cấp (đối với điểm đen);
e) Ảnh chụp khu vực, dữ liệu camera hiện trường;
f) Các tài liệu khác (nếu có).
2. Đối với hiện trạng tự nhiên (các bãi cạn, đoạn cạn, bãi đá ngầm, vật chướng ngại khác)
a) Hồ sơ theo dõi luồng, phương tiện thủy nội địa, tàu biển hoạt động tại khu vực;
b) Bình đồ hiện trạng khu vực thể hiện báo hiệu, bãi cạn, vật chướng ngại, các đặc trưng khác của luồng (bề rộng luồng, bán kính cong, vận tốc, hướng dòng chảy và các yếu tố khác...);
c) Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan Công an cung cấp (đối với điểm đen);
d) Ảnh chụp khu vực, dữ liệu camera hiện trường;
đ) Các tài liệu khác (nếu có).

Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa đối với bãi đá ngầm gồm những tài liệu sau:

- Hồ sơ theo dõi luồng, phương tiện thủy nội địa, tàu biển hoạt động tại khu vực;

- Bình đồ hiện trạng khu vực thể hiện báo hiệu, bãi cạn, vật chướng ngại, các đặc trưng khác của luồng (bề rộng luồng, bán kính cong, vận tốc, hướng dòng chảy và các yếu tố khác...);

- Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan Công an cung cấp (đối với điểm đen);

- Ảnh chụp khu vực, dữ liệu camera hiện trường;

- Các tài liệu khác (nếu có).

Tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy gây tai nạn chết người bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Dự thảo Nghị định về quỹ giảm thiểu thiệt hại TNGT đường bộ: đề xuất hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn giao thông thế nào?
Pháp luật
Phụ huynh giao xe máy điện cho con 14 tuổi sử dụng gây tai nạn giao thông bị phạt như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Mở cửa xe ô tô gây tai nạn giao thông bị phạt như thế nào? Trách nhiệm của người gây ra tai nạn giao thông là gì?
Pháp luật
Việc bỏ chạy khi gây tai nạn giao thông, kéo lê người khác trên đường bị phạt gì? Trách nhiệm của người gây tai nạn giao thông là gì?
Pháp luật
Chỉ tiêu thống kê về điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đối với vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết gồm những gì?
Pháp luật
Người chết và người mất tích trong vụ tai nạn giao thông đường bộ là gì? Nguyên tắc thống kê số người chết và người mất tích trong vụ tai nạn?
Pháp luật
Tai nạn giao thông đường bộ gây thiệt hại đến những gì? Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ phải được xử lý thế nào?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh có phải hỗ trợ cứu hộ khi sảy ra tai nạn giao thông không? Khi cấp cứu cho người bị tai nạn thì có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Khi phát hiện có tai nạn giao thông phải báo cho ai? Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông là gì?
Pháp luật
Hướng dẫn chỉ huy, điều khiển giao thông khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 69/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông
710 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào