Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của ai? Yêu cầu đối với khu đất để xây dựng mới và mở rộng điểm dân cư nông thôn?

Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của ai? Cây xanh trong các điểm dân cư nông thôn bao gồm những gì? Khu đất để xây dựng mới và mở rộng các điểm dân cư nông thôn phải đảm bảo yêu cầu nào?

Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của ai?

Theo tiểu mục 3.4 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4454:2012 về Quy hoạch xây dựng nông thôn - Tiêu chuẩn thiết kế thì điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (gọi chung là thôn, bản) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.

Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của ai?

Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của ai? (Hình từ Internet)

Khu đất để xây dựng mới và mở rộng các điểm dân cư nông thôn phải đảm bảo yêu cầu gì?

Theo quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4454:2012 về Quy hoạch xây dựng nông thôn - Tiêu chuẩn thiết kế thì điểm dân cư nông thôn thì:

- Khu đất xây dựng điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn, đảm bảo yêu cầu về vị trí và điều kiện tự nhiên, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, chất lượng môi trường, các tiện ích xã hội khác và đất dự trữ phát triển. Đảm bảo liên hệ thuận tiện trong sinh hoạt và sản xuất của người dân. Khoảng cách từ điểm dân cư đến khu vực canh tác không lớn hơn 2 km.

- Khu đất để xây dựng mới và mở rộng các điểm dân cư nông thôn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng hiện tại với dự kiến phát triển tương lai;

+ Đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh;

+ Đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất cho việc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật;

+ Sử dụng đất xây dựng hiện có, hạn chế tối đa việc lấy đất canh tác cho mục đích xây dựng, đặc biệt đất sản xuất nông nghiệp năng suất cao. Đối với miền núi và trung du, những khu đất có độ dốc dưới 15o cần ưu tiên để trồng trọt, canh tác, không nên dùng làm đất xây dựng;

+ Không bị úng ngập, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai;

+ Đảm bảo yêu cầu về cấp thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ;

+ Đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng, du lịch, văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng…

Lưu ý: Không sử dụng đất để xây dựng và mở rộng các điểm dân cư nông thôn trong các khu vực sau:

- Khu vực có môi trường bị ô nhiễm nặng chưa được xử lý;

- Khu vực có khí hậu, địa chất xấu, nơi gió quẩn, gió xoáy;

- Khu vực có tài nguyên cần khai thác hoặc trong khu vực khảo cổ;

- Khu vực cấm xây dựng (phạm vi bảo vệ các công trình kỹ thuật hạ tầng, khu bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh, khu bảo tồn sinh học, khu bảo vệ công trình quốc phòng…);

- Khu vực thường xuyên bị ngập lụt quá sâu (ngập trên 3 m), sạt lở, lũ quét;

- Khu vực có đường sắt, đường bộ trọng yếu, tuyến đường dây tải điện cao áp, đường ống dẫn dầu, dẫn khí xuyên qua.

Cây xanh trong các điểm dân cư nông thôn bao gồm những gì?

Cây xanh trong các điểm dân cư nông thôn được quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4454:2012 về Quy hoạch xây dựng nông thôn - Tiêu chuẩn thiết kế thì điểm dân cư nông thôn như sau:

Quy hoạch điểm dân cư nông thôn, trung tâm xã (quy hoạch chi tiết)
6.1. Quy hoạch không gian kiến trúc điểm dân cư nông thôn, trung tâm xã
...
6.1.5. Yêu cầu quy hoạch cây xanh, mặt nước
6.1.5.1. Cây xanh trong các điểm dân cư nông thôn bao gồm cây xanh, vườn hoa công cộng; vườn cây tập trung như cây ăn quả, cây thuốc, vườn ươm; cây xanh cách ly tại các khu sản xuất, công trình sản xuất tập trung.
6.1.5.2. Cây xanh, vườn hoa nên được trồng tại khu trung tâm xã và quanh các công trình công cộng, công trình văn hóa, lịch sử.
6.1.5.3. Chỉ tiêu đất cây xanh công cộng được lấy theo quy định trong Bảng 1.
6.1.5.4. Trồng cây xanh ở các điểm dân cư nông thôn phải kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích kinh tế với các yêu cầu cải thiện môi trường sinh thái, kết hợp với quy hoạch trồng cây phòng hộ, cây chống xói mòn và bạc màu đất.
6.1.5.5. Cây xanh trong khuôn viên các hộ gia đình cần phù hợp với hướng nhà, để đảm bảo thoáng mát, che chắn nắng, phù hợp điều kiện đất đai và bản sắc của địa phương.
...

Theo đó, cây xanh trong các điểm dân cư nông thôn bao gồm:

- Cây xanh, vườn hoa công cộng;

- Vườn cây tập trung như cây ăn quả, cây thuốc, vườn ươm;

- Cây xanh cách ly tại các khu sản xuất, công trình sản xuất tập trung.

Lưu ý: Cây xanh, vườn hoa nên được trồng tại khu trung tâm xã và quanh các công trình công cộng, công trình văn hóa, lịch sử.

Trồng cây xanh ở các điểm dân cư nông thôn phải kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích kinh tế với các yêu cầu cải thiện môi trường sinh thái, kết hợp với quy hoạch trồng cây phòng hộ, cây chống xói mòn và bạc màu đất.

Điểm dân cư nông thôn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện nào?
Pháp luật
Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của ai? Yêu cầu đối với khu đất để xây dựng mới và mở rộng điểm dân cư nông thôn?
Pháp luật
Đất xây dựng Điểm dân cư nông thôn đến năm 2030 đạt khoảng bao nhiêu ha theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điểm dân cư nông thôn
262 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điểm dân cư nông thôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điểm dân cư nông thôn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào