Dịch vụ khoa học và công nghệ là gì? Dịch vụ khoa học và công nghệ có được hưởng chính sách ưu đãi về thuế không?
Dịch vụ khoa học và công nghệ là gì?
Dịch vụ khoa học và công nghệ được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Luật Khoa học và công nghệ 2013 là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Dịch vụ khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức nào?
Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới các hình thức được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Luật Khoa học và công nghệ 2013 như sau:
Hình thức và phân loại tổ chức khoa học và công nghệ
1. Hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ được quy định như sau:
a) Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;
b) Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học;
c) Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
2. Tổ chức khoa học và công nghệ được phân loại như sau:
a) Theo thẩm quyền thành lập, tổ chức khoa học và công nghệ gồm các loại quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này;
b) Theo chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ gồm tổ chức nghiên cứu cơ bản, tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ;
c) Theo hình thức sở hữu, tổ chức khoa học và công nghệ gồm tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài.
Theo quy định trên, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Dịch vụ khoa học và công nghệ có được hưởng chính sách ưu đãi về thuế không?
Dịch vụ khoa học và công nghệ có được hưởng chính sách ưu đãi về thuế không thì theo quy định tại khoản 4 Điều 64 Luật Khoa học và công nghệ 2013 về chính sách thuế đối với hoạt động khoa học và công nghệ như sau:
Chính sách thuế đối với hoạt động khoa học và công nghệ
Các trường hợp sau đây được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế:
1. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
2. Thu nhập từ sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam; sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm;
3. Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và một số hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao;
4. Dịch vụ khoa học và công nghệ;
5. Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;
6. Kinh phí tài trợ của tổ chức, cá nhân cho hoạt động nghiên cứu khoa học; khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động nghiên cứu khoa học;
7. Chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
8. Các trường hợp khác được quy định tại các luật về thuế.
Theo quy định trên, dịch vụ khoa học và công nghệ là một trong những trường hợp được hưởng chính sách ưu đãi về thuế.
Ngoài ra, còn có các trường hợp sau được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế:
- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
- Thu nhập từ sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam; sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm;
- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và một số hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao;
- Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;
- Kinh phí tài trợ của tổ chức, cá nhân cho hoạt động nghiên cứu khoa học; khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Các trường hợp khác được quy định tại các luật về thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?