Dịch vụ công là gì? Mẫu Báo cáo Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất là mẫu nào?
- Dịch vụ công là gì? Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất là tỷ theo Thông tư 2 của Bộ Nội vụ?
- Mẫu Báo cáo Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất là mẫu nào?
- Thời hạn nhận báo cáo Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất theo Thông tư 2 Bộ Nội vụ?
Dịch vụ công là gì? Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất là tỷ theo Thông tư 2 của Bộ Nội vụ?
Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 2/2023/TT-BNV có quy định như sau:
Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân do Nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc chuyển giao cho các cơ sở ngoài Nhà nước thực hiện nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Dịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và bảo đảm cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội. Việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm.
Dịch vụ công gồm 3 loại: Dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp; dịch vụ công trong lĩnh vực công ích và dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhà nước hay còn gọi là dịch vụ hành chính công.
Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất là tỷ lệ phần trăm dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất trong tổng số người dân được được khảo sát.
Dịch vụ công là gì? Mẫu Báo cáo Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Mẫu Báo cáo Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất là mẫu nào?
Mẫu Báo cáo Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất là Biểu số 003.2N/SDG-BNV ban hành kèm Thông tư 2/2023/TT-BNV, có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Báo cáo Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây.
Thời hạn nhận báo cáo Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất theo Thông tư 2 Bộ Nội vụ?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 2/2023/TT-BNV quy định:
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
...
2. Đơn vị báo cáo
Đơn vị báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên phải của từng biểu mẫu thống kê. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo ghi tên cơ quan, đơn vị vào vị trí này theo phân quyền thực hiện chế độ báo cáo. Đơn vị báo cáo trực tiếp về Bộ Nội vụ được quy định tại cột 4 Phụ lục I Danh mục biểu mẫu chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ kèm theo Thông tư này.
3. Đơn vị nhận báo cáo
Đơn vị nhận báo cáo là đơn vị được ghi cụ thể tại góc trên bên phải của từng biểu mẫu, dưới dòng đơn vị báo cáo theo phân quyền thực hiện chế độ báo cáo. Đơn vị của Bộ Nội vụ nhận, phê duyệt báo cáo được quy định tại cột 5 Phụ lục I Danh mục biểu mẫu chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ kèm theo Thông tư này.
4. Ký hiệu biểu
Ký hiệu biểu gồm hai phần: phần số và phần chữ; phần số gồm 2 phần: 02 số đầu phản ánh nhóm chỉ tiêu, 02 số tiếp theo phản ánh thứ tự báo cáo; phần chữ được ghi chữ in viết tắt, cụ thể: Nhóm chữ đầu phản ánh kỳ báo cáo (năm - N; Kỳ - K) và lấy chữ BNV thể hiện biểu báo cáo thống kê của Bộ Nội vụ; nhóm 2 phản ánh nhóm chỉ tiêu của báo cáo thống kê ngành Nội vụ.
5. Kỳ báo cáo
Kỳ báo cáo thống kê là khoảng thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện kết quả hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống kê. Kỳ báo cáo được ghi cụ thể dưới tên biểu của từng biểu mẫu thống kê. Kỳ báo cáo thống kê được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:
a) Báo cáo thống kê năm: Báo cáo thống kê năm được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu tiên của kỳ báo cáo thống kê cho đến ngày cuối cùng của tháng thứ mười hai của kỳ báo cáo thống kê đó. Trong đó:
- Kỳ báo cáo thống kê năm lĩnh vực thi đua, khen thưởng được tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến ngày 30 tháng 11 năm sau.
- Kỳ báo cáo thống kê năm các lĩnh vực còn lại được tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo.
b) Báo cáo thống kê theo nhiệm kỳ: Báo cáo thống kê nhiệm kỳ được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của nhiệm kỳ báo cáo thống kê cho đến ngày cuối cùng của nhiệm kỳ báo cáo thống kê đó.
c) Báo cáo thống kê khác:
- Báo cáo thống kê khác: Trong trường hợp cần báo cáo thống kê khác nhằm thực hiện các yêu cầu về quản lý nhà nước, cơ quan quản lý yêu cầu báo cáo phải bằng văn bản, nêu rõ thời gian, thời hạn, tiêu chí báo cáo thống kê cụ thể và các yêu cầu khác (nếu có) trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt.
- Báo cáo thống kê đột xuất: Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện để giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thu thập các thông tin ngoài các thông tin thống kê được thu thập, tổng hợp theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ.
6. Thời hạn báo cáo
Ngày nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê.
...
Theo đó, ngày nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê.
Như vậy, thời hạn nhận báo cáo danh sách và tiền lương cán bộ công chức cấp xã là 15 tháng 3 năm sau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?