Địa Điểm làm thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho tàu biển là tại đâu? Hồ sơ hải quan gồm các loại chứng từ gì?
Địa Điểm làm thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho tàu biển là tại đâu?
Căn cứ theo Điều 30 Thông tư 69/2016/TT-BTC có quy định:
Địa Điểm làm thủ tục hải quan
Xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho tàu biển được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi Thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập.
Theo đó có thể làm thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho tàu biển tại hai địa điểm sau:
- Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất
- Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi Thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập.
Địa Điểm làm thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho tàu biển là tại đâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hải quan đối xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho tàu biển với gồm các loại chứng từ gì?
Về hồ sơ hải quan được chia làm hai loại theo Điều 31 Thông tư 69/2016/TT-BTC, cụ thể gồm có:
(1) Đối với xuất khẩu xăng dầu thì hồ sơ bao gồm các chứng từ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 69/2016/TT-BTC. Ngoài ra, Thương nhân nộp bổ sung:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Hợp đồng đại lý với công ty cung ứng tàu biển: 01 bản chụp (nộp lần đầu);
- Đơn đặt hàng (order) của thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền: 01 bản chính hoặc bản fax; e-mail; telex có xác nhận của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền ký tên, đóng dấu và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của chứng từ;
- Phiếu xuất kho: 01 bản chụp;
- Biên bản giao nhận nhiên liệu giữa phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu và tàu biển: 01 bản chụp;
- Hóa đơn bán hàng hoặc chứng từ thanh toán: 01 bản chụp.
(2) Đối với tái xuất xăng dầu thì hồ sơ bao gồm các chứng từ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 69/2016/TT-BTC. Ngoài ra, Thương nhân nộp bổ sung:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Hợp đồng đại lý với công ty cung ứng tàu biển: 01 bản chụp (nộp lần đầu);
- Đơn đặt hàng (order) của thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền: 01 bản chính hoặc bản fax; e-mail; telex có xác nhận của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền ký tên, đóng dấu theo quy định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của chứng từ. Trong đơn đặt hàng phải thể hiện rõ nội dung:
+ Cảng đến tiếp theo là cảng nước ngoài;
+ Nếu cảng tiếp theo là cảng biển, cảng sông Việt Nam (tàu chuyển cảng) thì phải có định mức lượng xăng dầu tiêu thụ chạy chặng nội địa (từ cảng hiện tại tới cảng xuất cảnh thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác quản lý);
+ Lượng xăng dầu chạy tuyến quốc tế xuất cảnh;
+ Thời gian dự kiến xuất cảnh phải phù hợp với thời gian hiệu lực của tờ khai và thời gian lưu giữ xăng dầu tái xuất tại Việt Nam;
+ Tên, loại, số hô hiệu (nếu có) tàu mua xăng dầu từ nguồn tạm nhập trên tờ khai hải quan;
+ Cam kết về tính chính xác và sử dụng lượng xăng dầu đúng Mục đích;
- Phiếu xuất kho: 01 bản chụp;
- Biên bản giao nhận nhiên liệu giữa phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu và tàu biển: 01 bản chụp;
- Hóa đơn bán hàng hoặc chứng từ thanh toán: 01 bản chụp.
Thương nhân xuất khẩu, tái xuất xăng dầu cho tàu biển có trách nhiệm thế nào?
Về trách nhiệm của thương nhân xuất khẩu, tái xuất xăng dầu cho tàu biển được quy định tại Điều 35 Thông tư 69/2016/TT-BTC như sau:
Trách nhiệm của Thương nhân
1. Mở tờ khai theo loại hình nhập kinh doanh đối với lượng xăng dầu tiêu thụ chặng nội địa tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập (phù hợp với bản định mức lượng xăng dầu chạy chặng nội địa do Thương nhân nộp cho cơ quan hải quan) và mở tờ khai tái xuất đối với lượng xăng dầu tái xuất thực tế tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất xăng dầu.
2. Nộp đủ các loại thuế theo quy định đối với lượng xăng dầu chạy tuyến nội địa theo quy định tại Khoản 4 Điều 32 Thông tư này.
3. Đối với tàu biển quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh:
Mỗi lần Thương nhân cung ứng (tái xuất) xăng dầu chỉ được cung ứng đúng lượng xăng dầu theo đơn đặt hàng (Order) của thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền; hoặc Hợp đồng đã ký giữa Thương nhân cung ứng và chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc doanh nghiệp quản lý khai thác tàu (nếu có).
4. Trường hợp xăng dầu cung ứng (đã làm thủ tục tái xuất) cho tàu biển nhưng vì lý do khách quan tàu biển không xuất cảnh chạy tuyến quốc tế hoặc có xuất cảnh nhưng chạy thêm chặng nội địa thì thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất xăng dầu, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất (đối với trường hợp tàu biển xuất cảnh tại cửa khẩu khác với cửa khẩu nơi làm thủ tục tái xuất) biết để được giải quyết các thủ tục tiếp theo và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông báo và nội dung thông báo này.
5. Sau khi hoàn thành việc giao xăng dầu cho tàu biển, Thương nhân nộp bản chính Biên bản giao nhận nhiên liệu giữa Thương nhân với thuyền trưởng hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền cho cơ quan hải quan nơi thực hiện giám sát việc bơm xăng dầu.
6. Thương nhân có trách nhiệm nộp thuế các loại theo quy định đối với lượng xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất nhưng sử dụng chạy chặng nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là những cơ sở nào? Nguyên tắc điều trị?
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?