Di vật đã có quyết định tạm ngừng nhập khẩu, xuất khẩu có được cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nữa không?

Cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu, xuất khẩu để bảo vệ di vật không? Cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu, xuất khẩu để bảo vệ di vật không? Di vật đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập có được cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nữa không?

Cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu để bảo vệ di vật không?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:

Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
c) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;
d) Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu để bảo vệ di vật theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Đối với biện pháp cấm nhập khẩu, việc cấm nhập khẩu để bảo vệ di vật khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;

- Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;

- Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Di vật đã có quyết định tạm ngừng nhập khẩu, xuất khẩu có được cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nữa không?

Di vật đã có quyết định tạm ngừng nhập khẩu, xuất khẩu có được cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nữa không? (Hình từ Internet)

Cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu, xuất khẩu để bảo vệ di vật không?

Căn cứ Điều 12 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:

Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương V của Luật này;
b) Hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại Điều 9 của Luật này nhưng chưa có trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
2. Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu bị bãi bỏ khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc hàng hóa không còn thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, để bảo vệ di vật cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu, xuất khẩu để bảo vệ di vật.

Lưu ý:

- Việc áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương theo quy định pháp luật;

+ Hàng hóa thuộc trường hợp có thể áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật nhưng chưa có trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

- Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu bị bãi bỏ khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc hàng hóa không còn thuộc các trường hợp quy định áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Di vật đã có quyết định tạm ngừng nhập khẩu, xuất khẩu có được cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nữa không?

Căn cứ Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:

Các trường hợp ngoại lệ
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh, trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.
2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương này.

Theo đó, di vật đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu vẫn có thể được cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Lưu ý:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, di vật đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu có quy trình cấp giấy phép thực hiện như sau:

- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định pháp luật trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

- Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.

- Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời Điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.

- Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

+ Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Cấm nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Di vật đã có quyết định tạm ngừng nhập khẩu, xuất khẩu có được cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nữa không?
Pháp luật
Biện pháp cấm nhập khẩu được áp dụng đối với những loại hàng hóa nào? Hàng hóa cấm nhập khẩu được phép nhập khẩu trong trường hợp nào?
Pháp luật
Có được phép nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu để gia công sửa chữa cho thương nhân nước ngoài không?
Pháp luật
Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu năm 2022? Biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu được áp dụng thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cấm nhập khẩu
74 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cấm nhập khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào