Đi nghĩa vụ quân sự nhưng vợ mất tích có được nghỉ phép đặc biệt không? Có được nhận trợ cấp khó khăn đột xuất không?
Đi nghĩa vụ quân sự nhưng vợ mất tích có được nghỉ phép đặc biệt không?
Tại khoản 2, Điều 2 Nghị định 27/2016/NĐ-CP thì thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, gồm các đối tượng sau:
- Bố, mẹ đẻ;
- Bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng;
- Người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng;
- Vợ hoặc chồng;
- Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ.
Căn cứ vào Điều 3 Nghị đinh 27/2016/NĐ-CP quy định về Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ như sau:
Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Theo quy định trên thì hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ đã nghỉ phép năm theo chế độ nhưng có vợ mất tích thì sẽ được nghỉ phép đặc biệt.
Tuy nhiên hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ không được nghỉ quá 05 ngày (không kể ngày đi và về), đồng thời được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người đi nghĩa vụ quân sự chỉ được giải quyết nghỉ phép đặc biệt khi vợ mất tích khi đã đã nghỉ phép năm theo chế độ.
Đi nghĩa vụ quân sự nhưng vợ mất tích có được nghỉ phép không? (Hình từ Internet)
Đi nghĩa vụ quân sự nhưng vợ mất tích có được trợ cấp khó khăn đột xuất không?
Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ như sau:
Chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
1. Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp sau đây:
a) Khi nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế thì được trợ cấp mức 3.000.000 đồng/suất/lần;
b) Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên thì được trợ cấp mức 500.000 đồng/thân nhân/lần;
c) Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất quy định tại Điểm a Khoản này được thực hiện không quá 02 lần/năm đối với một hạ sĩ quan, binh sĩ; chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất quy định tại Điểm b Khoản này được thực hiện không quá 02 lần/năm đối với mỗi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ;
d) Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì được trợ cấp mức 2.000.000 đồng/người.
...
Như vậy, trong thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự mà vợ mất tích thì sẽ được hưởng trợ cấp khóa khó khăn đột xuất với số tiền là 2.000.000 đồng/người.
Hồ sơ đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất gốm giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BQP thì hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất gồm những giấy tờ sau:
(1) Bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất theo Mẫu số 01 Phụ lục IV được ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BQP có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ cư trú. TẢI VỀ
(2) Bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã mà chỉ cần kèm theo các loại giấy tờ nếu thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ có như:
- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mức độ thiệt hại vật chất khi bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc thân nhân ốm đau dài ngày từ một tháng trở lên;
- Giấy ra viện của cơ sở y tế nơi thân nhân Điều trị; giấy báo tử của thân nhân hy sinh;
- Giấy chứng tử của thân nhân từ trần hoặc mất tích hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã gửi cho hạ sĩ quan, binh sĩ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?