Di chúc bằng ghi âm có phải là di chúc hợp pháp không? Nếu không hợp pháp thì sẽ chia thừa kế như thế nào?
Các hình thức di chúc được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc như sau:
Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Căn cứ Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện về mặt hình thức của di chúc như sau:
Hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Cụ thể, Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản như sau:
Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Ngoài ra, tại Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc miệng như sau:
Di chúc miệng
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Như vậy, di chúc bắt buộc phải lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Các hình thức di chúc khác sẽ không được chấp nhận.
Di chúc bằng ghi âm có phải là di chúc hợp pháp không? Nếu không hợp pháp thì sẽ chia thừa kế như thế nào? (Hình từ Internet)
Di chúc bằng ghi âm có phải là di chúc hợp pháp không?
Theo Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp luật chỉ chấp nhận hai hình thức di chúc là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng.
Không có quy định nào công nhận hay nhắc đến hình thức lập di chúc qua việc ghi âm hay ghi hình. Do đó trong trường hợp này người lập di chúc cần chú ý về hình thức lập để di chúc được coi là hợp pháp.
Nếu khi xảy ra tranh chấp về việc chia tài sản mà các bên xuất trình bản ghi âm về di chúc của người đã mất thì có thể sẽ không được chấp nhận.
Bởi trên thực tế trong có căn cứ nào xác minh về nội dung của di chúc trong bản ghi âm, nó có thể được chỉnh sửa hoặc không thể hiện đúng ý chí của người để lại di chúc (bị ép buộc, không minh mẫn,..) khi lập di chúc hoặc có thể di chúc đó không phải là di chúc cuối cùng (trường hợp có nhiều di chúc).
Vì vậy di chúc bằng ghi âm không thể được coi là hợp pháp và không được ghi nhận là hình thức của di chúc theo quy định pháp luật.
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
...
Theo đó trong trường hợp này nếu chỉ có bản ghi âm di chúc mà không có di chúc khác thì việc chia thừa kế sẽ được chia theo quy định pháp luật.
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Vì vậy, nếu người để lại di chúc chỉ có bản di chúc bằng ghi âm mà không có di chúc khác thì việc chia thừa kế sẽ được chia theo quy định pháp luật, việc chia thừa kế sẽ được thực hiện trên nguyên tắc chung trên và những trường hợp cụ thể khác theo Bộ luật Dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?