Đèn LED có cần phải dán nhãn năng lượng không? Nếu có thì hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng gồm những giấy tờ nào?
Đèn LED có cần phải dán nhãn năng lượng không?
Đèn LED có cần phải dán nhãn năng lượng không, thì theo quy định tại Điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu
1. Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
2. Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
3. Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
4. Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.
Như vậy, theo quy định trên thì đèn LED thuộc nhóm thiết bị gia dụng thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với đèn LED như thế nào?
Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với đèn LED được quy định tại khoản 4 Điều 3 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu
1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng
Không được phép nhập khẩu và sản xuất các phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (trừ những phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 4 Điều này).
2. Đối với các nhóm thiết bị công nghiệp, thiết bị văn phòng và thương mại
Không được phép nhập khẩu và sản xuất các phương tiện, thiết bị có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (trừ những phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 4 Điều này).
3. Đối với các sản phẩm đèn tròn (đèn sợi đốt)
Không được nhập khẩu, sản xuất và lưu thông loại đèn có công suất lớn hơn 60 W.
4. Đối với các sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ, máy tính xách tay: Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu sẽ được quy định tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
Như vậy, theo quy định trên thì lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với đèn LED như sau: Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu sẽ được quy định tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn LED gồm những giấy tờ nào?
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn LED gồm những giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 21/2011/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị
1. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị bao gồm:
a) Các thông số kỹ thuật của phương tiện, thiết bị.
b) Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị do các phòng thử nghiệm quy định tại Điều 16 Nghị định này cấp.
c) Giấy đề nghị dán nhãn năng lượng.
2. Bộ Công thương tổ chức thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị.
3. Bộ Tài chính quy định đối với lệ phí cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn LED những giấy tờ sau:
- Các thông số kỹ thuật của phương tiện, thiết bị.
- Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị do các phòng thử nghiệm quy định tại Điều 16 Nghị định này cấp.
- Giấy đề nghị dán nhãn năng lượng.
Nhãn năng lượng của đèn LED phải có các thông tin cơ bản nào?
Nhãn năng lượng của đèn LED phải có các thông tin cơ bản được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 36/2016/TT-BCT như sau:
Dán nhãn năng lượng
1. Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
2. Nhãn năng lượng được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công Thương, hình thức, quy cách nhãn năng lượng quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.
3. Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:
a) Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
b) Mã hiệu phương tiện, thiết bị;
c) Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
d) Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì nhãn năng lượng của đèn LED phải có các thông tin cơ bản sau:
- Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
- Mã hiệu phương tiện, thiết bị;
- Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
- Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?