Đem thế chấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu thì tổ chức có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
- Đem thế chấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu thì tổ chức có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt tổ chức đem thế chấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức đem thế chấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu là bao lâu?
Đem thế chấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu thì tổ chức có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Căn cứ điểm a khoản 2, khoản 5, điểm b khoản 6, điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định 99/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm khác về điều kiện kinh doanh xăng dầu như sau:
Hành vi vi phạm khác về điều kiện kinh doanh xăng dầu
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh xăng dầu;
b) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh xăng dầu.
...
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này trong trường hợp đối tượng vi phạm kinh doanh theo hình thức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, kinh doanh phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.
Theo quy định trên, tổ chức đem thế chấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Nếu tổ chức kinh doanh theo hình thức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, kinh doanh phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thực hiện hành vi vi phạm thì có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Kinh doanh xăng dầu (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt tổ chức đem thế chấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu không?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 63 Nghị định 99/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Quản lý thị trường và Thanh tra
1. Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
...
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 4, 5, 6 Điều 6 và khoản 5, 6 Điều 7) theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 56 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Theo khoản 3 Điều 56 Nghị định 99/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do tổ chức đem thế chấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 80.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt tổ chức này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức đem thế chấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức đem thế chấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?