Để trở thành thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập cần có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực bao nhiêu tháng?
- Để trở thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập cần có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực bao nhiêu tháng?
- Mức thù lao của các thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quy định ở đâu?
- Nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập là bao nhiêu năm?
Để trở thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập cần có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực bao nhiêu tháng?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 13/2017/TT-BKHCN quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập như sau:
Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự và không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
2. Có trình độ từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác ít nhất 60 tháng ở một trong các lĩnh vực: khoa học và công nghệ, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính.
3. Người bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong vòng 05 năm gần nhất hoặc người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật thì không được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản lý.
Theo đó, thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
- Có trình độ từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác ít nhất 60 tháng ở một trong các lĩnh vực: khoa học và công nghệ, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính.
- Người bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong vòng 05 năm gần nhất hoặc người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật thì không được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản lý.
Do đó, để trở thành thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có kinh nghiệm công tác ít nhất 60 tháng ở một trong các lĩnh vực: khoa học và công nghệ, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính.
Để trở thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập cần có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực bao nhiêu tháng? (Hình từ Internet)
Mức thù lao của các thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quy định ở đâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 13/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm và nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý
1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng quản lý do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 năm. Trong quá trình hoạt động, Hội đồng quản lý có thể đề nghị điều chỉnh thành viên khi cần thiết. Mỗi thành viên không tham gia Hội đồng quản lý quá hai nhiệm kỳ liên tục (trừ người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập). Sau mỗi nhiệm kỳ, thành viên Hội đồng quản lý được bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định.
3. Các thành viên Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng thù lao kiêm nhiệm từ nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Mức thù lao của các thành viên Hội đồng quản lý được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
4. Trong quá trình hoạt động, nếu thành viên Hội đồng quản lý bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc có đơn đề nghị không làm thành viên Hội đồng quản lý thì Hội đồng quản lý xem xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Như vậy, mức thù lao của các thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập là bao nhiêu năm?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 13/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm và nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý
1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng quản lý do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 năm. Trong quá trình hoạt động, Hội đồng quản lý có thể đề nghị điều chỉnh thành viên khi cần thiết. Mỗi thành viên không tham gia Hội đồng quản lý quá hai nhiệm kỳ liên tục (trừ người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập). Sau mỗi nhiệm kỳ, thành viên Hội đồng quản lý được bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định.
...
Theo đó, Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có nhiệm kỳ không quá 05 năm.
Trong quá trình hoạt động, Hội đồng quản lý có thể đề nghị điều chỉnh thành viên khi cần thiết.
Mỗi thành viên không tham gia Hội đồng quản lý quá hai nhiệm kỳ liên tục (trừ người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập).
Sau mỗi nhiệm kỳ, thành viên Hội đồng quản lý được bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?