Để trở thành Phó Trưởng khoa tại bệnh viện công lập, bác sĩ phải có trình độ chuyên môn như thế nào?
Để trở thành Phó Trưởng khoa tại bệnh viện công lập, bác sĩ phải có trình độ chuyên môn như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm đối với các chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Y tế như sau:
Phó Trưởng khoa/phòng
1. Trình độ chuyên môn:
a) Khoa lâm sàng: Tốt nghiệp bác sĩ trở lên, có ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm; đối với đơn vị hạng I và hạng đặc biệt: tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc tương đương trở lên;
b) Khoa cận lâm sàng: Tốt nghiệp đại học trở lên, có ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm; đối với đơn vị hạng đặc biệt: tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc tương đương trở lên;
c) Phòng điều dưỡng: Tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng trở lên;
d) Khoa dược: Tốt nghiệp dược sĩ đại học trở lên;
đ) Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: Tốt nghiệp đại học trở lên của các nhóm ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe và có chứng chỉ kiểm soát nhiễm khuẩn;
e) Khoa dinh dưỡng: tốt nghiệp cử nhân dinh dưỡng hoặc Bác sĩ có chứng chỉ đào tạo về dinh dưỡng từ 6 tháng trở lên;
g) Các khoa/phòng khối hành chính (chức năng): Tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.
...
Theo đó, bác sĩ Phó Trưởng khoa tại bệnh viện công lập phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây về trình độ chuyên môn:
- Khoa lâm sàng: Tốt nghiệp bác sĩ trở lên, có ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm; đối với đơn vị hạng I và hạng đặc biệt: tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc tương đương trở lên;
- Khoa cận lâm sàng: Tốt nghiệp đại học trở lên, có ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm; đối với đơn vị hạng đặc biệt: tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc tương đương trở lên;
- Phòng điều dưỡng: Tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng trở lên;
- Khoa dược: Tốt nghiệp dược sĩ đại học trở lên;
- Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: Tốt nghiệp đại học trở lên của các nhóm ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe và có chứng chỉ kiểm soát nhiễm khuẩn;
- Khoa dinh dưỡng: tốt nghiệp cử nhân dinh dưỡng hoặc Bác sĩ có chứng chỉ đào tạo về dinh dưỡng từ 6 tháng trở lên;
- Các khoa/phòng khối hành chính (chức năng): Tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.
Bác sĩ Phó Trưởng khoa tại bệnh viện công lập (Hình từ Internet)
Bác sĩ Phó Trưởng khoa tại bệnh viện công lập phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị đúng không?
Theo khoản 2 Điều Điều 10 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm đối với các chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Y tế như sau:
Phó Trưởng khoa/phòng
...
2. Trình độ lý luận chính trị, quản lý:
a) Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp Phòng hoặc tương đương.
...
Theo đó, Bác sĩ Phó Trưởng khoa tại bệnh viện công lập phải tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên và không bắt buộc phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Phó Trưởng khoa tại bệnh viện công lập?
Theo khoản 2 Điều 28 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm đối với các chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Y tế như sau:
Thẩm quyền
Thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý về công tác cán bộ, cụ thể như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm các chức vụ gồm: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế; viện trưởng thuộc bệnh viện hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Y tế.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm các chức vụ quản lý tại đơn vị trừ các chức vụ cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, viện trưởng thuộc bệnh viện hạng đặc biệt.
...
Theo đó, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm các chức vụ quản lý tại đơn vị trừ các chức vụ cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, viện trưởng thuộc bệnh viện hạng đặc biệt.
Như vậy, Giám đốc bệnh viện là người ký quyết định bổ nhiệm Phó Trưởng khoa tại bệnh viện công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?