Để trở thành Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Để trở thành Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những quyền hạn nào?

Để trở thành Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Căn cứ Điều 2 Quy chế hoạt động báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2010 quy định về tiêu chuẩn báo cáo viên cấp Tổng Liên đoàn như sau:

Tiêu chuẩn báo cáo viên cấp TLĐ:
1. Có lập trường quan điểm đúng đắn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Chỉ thị, Nghị quyết của Tổng Liên đoàn, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, đặc biệt là kỷ luật phát ngôn.
2. Có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề nghiệp, khiêm tốn học hỏi, gương mẫu về đạo đức và lối sống, có mối quan hệ gắn bó với cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ.
3. Có trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, nắm được nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lí luận nghiệp vụ công tác Công đoàn; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
4. Có trình độ hiểu biết chung về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học…Có phương pháp sư phạm và nghiệp vụ tuyên truyền, nhất là tuyên truyền miệng.
5. Có khả năng tiếp nhận và xử lí thông tin. Có phương pháp vận động, thuyết phục và khả năng đối thoại với cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ.

Như vậy, để trở thành Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:

(1) Có lập trường quan điểm đúng đắn, có bản lĩnh chính trị vững vàng,

Trung thành với mục tiêu lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Chỉ thị, Nghị quyết của Tổng Liên đoàn, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, đặc biệt là kỷ luật phát ngôn.

(2) Có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề nghiệp, khiêm tốn học hỏi, gương mẫu về đạo đức và lối sống, có mối quan hệ gắn bó với cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

(3) Có trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao,

Nắm được nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lí luận nghiệp vụ công tác Công đoàn; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

(4) Có trình độ hiểu biết chung về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học…Có phương pháp sư phạm và nghiệp vụ tuyên truyền, nhất là tuyên truyền miệng.

(5) Có khả năng tiếp nhận và xử lí thông tin. Có phương pháp vận động, thuyết phục và khả năng đối thoại với cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Để trở thành Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Để trở thành Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)

Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những quyền hạn nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2010 quy định về quyền và nhiệm vụ của báo cáo viên Tổng Liên đoàn như sau:

Quyền và nhiệm vụ của báo cáo viên TLĐ.
1. Quyền:
Báo cáo viên TLĐ định kỳ được thông tin về tình hình trong nước, quốc tế, kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn, được cung cấp tài liệu phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ tuyên truyền; nghiệp vụ tuyên truyền và được cơ quan mời báo cáo, đặt viết bài trả thù lao theo chế độ quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
2. Nhiệm vụ của báo cáo viên:
- Tuyên truyền các nội dung theo định hướng của Đảng và tổ chức Công đoàn.
...

Như vậy, theo quy định, Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những quyền hạn sau đây:

(1) Định kỳ được thông tin về tình hình trong nước, quốc tế, kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn,

(2) Được cung cấp tài liệu phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền

(3) Được cơ quan mời báo cáo, đặt viết bài trả thù lao theo chế độ quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.

Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có nhiệm vụ gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế hoạt động báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2010 quy định về quyền và nhiệm vụ của báo cáo viên Tổng Liên đoàn như sau:

Quyền và nhiệm vụ của báo cáo viên TLĐ.
1. Quyền:
Báo cáo viên TLĐ định kỳ được thông tin về tình hình trong nước, quốc tế, kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn, được cung cấp tài liệu phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ tuyên truyền; nghiệp vụ tuyên truyền và được cơ quan mời báo cáo, đặt viết bài trả thù lao theo chế độ quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
2. Nhiệm vụ của báo cáo viên:
- Tuyên truyền các nội dung theo định hướng của Đảng và tổ chức Công đoàn.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được phân công của cơ quan trực tiếp quản lý.
- Tham dự đầy đủ các cuộc sinh hoạt, hội họp, nghe báo cáo chuyên đề của đội ngũ báo cáo viên.

Như vậy, Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những nhiệm vụ sau đây:

(1) Tuyên truyền các nội dung theo định hướng của Đảng và tổ chức Công đoàn.

(2) Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được phân công của cơ quan trực tiếp quản lý.

(3) Tham dự đầy đủ các cuộc sinh hoạt, hội họp, nghe báo cáo chuyên đề của đội ngũ báo cáo viên.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là cơ quan như thế nào?
Pháp luật
Số lượng Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa 13 là bao nhiêu ủy viên theo quyết định tại Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam?
Pháp luật
Đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam tại Đại hội nào? Mục tiêu nhiệm kỳ 2023 2028 ra sao?
Pháp luật
Nghị quyết 7c/NQ-TLĐ của Hội nghị lần thứ 7 BCH Tổng Liên đoàn Lao động Khóa XI về chất lượng bữa ăn ca của NLĐ ban hành vào thời gian nào?
Pháp luật
Phong trào thi đua Giỏi việc nước, đảm việc nhà trong nữ công nhân, viên chức, lao động được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động từ năm nào?
Pháp luật
Tại Hội nghị lần thứ nhất, bầu bao nhiêu đồng chí tham gia Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ kết luận về 12 kiến nghị nào của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Hội nghị ngày 26/5/2024?
Pháp luật
Cán bộ lãnh đạo, quản lý Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong thời gian thực hiện luân chuyển có được thanh toán công tác phí không?
Pháp luật
Tập trung triển khai: 1 nhiệm vụ trung tâm, 3 quan tâm và 5 đẩy mạnh theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ ra sao?
Pháp luật
Hiện nay, những đồng chí nào đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
Pháp luật
Hiện nay, đồng chí nào làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII nhiệm kỳ 2023-2028?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
694 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào