Để thực hiện dân chủ, những nội dung nào được công khai trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy?
- Để thực hiện dân chủ, những nội dung nào được công khai trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy?
- Để thực hiện dân chủ, nội dung trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được công khai bằng hình thức gì?
- Để thực hiện dân chủ, đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm gì?
Để thực hiện dân chủ, những nội dung nào được công khai trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định như sau:
Những nội dung công khai trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và các đơn vị Công an được giao thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Nội quy tiếp công dân; lịch tiếp công dân đến làm thủ tục; sơ đồ hoặc biến chỉ dẫn nơi làm thủ tục.
2. Tên và số điện thoại (nếu có) của từng bộ phận, họ tên, cấp bậc, chức vụ và nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ được phân công tiếp công dân đến làm thủ tục liên quan đến phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; số điện thoại “đường dây nóng”.
3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đến làm thủ tục liên quan đến phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Các loại phí, lệ phí theo quy định.
5. Quy định, hướng dẫn việc gọi điện đến số điện thoại khẩn cấp 114.
6. Danh mục các thủ tục hành chính, quy định, biểu mẫu, thời hạn giải quyết đối với từng loại thủ tục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Thủ tục, thời hạn thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình xây dựng và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy;
c) Thủ tục và thời hạn cấp Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
d) Thủ tục và thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
đ) Trách nhiệm xây dựng và quyền hạn phê duyệt phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ;
e) Thủ tục, lệ phí và thời hạn kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
g) Thủ tục và thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
h) Thủ tục và thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;
i) Thủ tục và thời hạn cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
7. Kết quả xử lý kiến nghị, phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
8. Danh sách công trình đưa vào sử dụng nhưng chưa nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Như vậy, để thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy chữa cháy của lực lượng Công an nhân dân, những nội dung công khai trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và các đơn vị Công an được giao thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định cụ thể trên.
Thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy chữa cháy của lực lượng Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Để thực hiện dân chủ, nội dung trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được công khai bằng hình thức gì?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định hình thức công khai như sau:
Hình thức công khai
1. Niêm yết tại nơi tiếp công dân của đơn vị.
2. Thông tin trực tiếp thông qua tiếp dân.
3. Thông báo tại các cuộc họp của nhân dân, cơ quan, tổ chức, cơ sở.
4. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Thông báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và trang thông tin điện tử của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có).
6. Các hình thức phù hợp khác.
Theo đó, để thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy chữa cháy, nội dung trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được công khai bằng những hình thức sau:
- Niêm yết tại nơi tiếp công dân của đơn vị.
- Thông tin trực tiếp thông qua tiếp dân.
- Thông báo tại các cuộc họp của nhân dân, cơ quan, tổ chức, cơ sở.
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và trang thông tin điện tử của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có).
- Các hình thức phù hợp khác.
Để thực hiện dân chủ, đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định như sau:
Trách nhiệm của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an được giao thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Sử dụng các lực lượng, phương tiện, biện pháp theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để phòng ngừa nguy cơ phát sinh cháy, nổ, sự cố tai nạn và dập các đám cháy, tổ chức cứu nạn, cứu hộ; kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, xác minh nguyên nhân, thiệt hại, điều kiện gây cháy để xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và tuyên truyền, hướng dẫn, kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiệu quả.
2. Tiếp nhận và giải quyết đúng thời hạn theo quy định các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp hồ sơ không đúng quy định thì chưa tiếp nhận và giải thích rõ lý do, đồng thời hướng dẫn bổ sung theo đúng quy định. Trường hợp đến thời hạn mà chưa giải quyết được vì nguyên nhân khách quan thì phải giải thích rõ lý do và hẹn ngày trả kết quả. Trường hợp do lỗi của đơn vị thì người đứng đầu đơn vị hoặc người được ủy quyền phải xin lỗi và hẹn giải quyết trong thời gian sớm nhất.
3. Định kỳ 6 tháng, một năm, người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở biết về tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn được phân công phụ trách, đồng thời kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần tiếp tục triển khai.
Trách nhiệm của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an được giao thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?