Để thiết kế mới Bệnh viện đa khoa có quy mô trên 500 giường, thiết kế hệ thống cấp điện, cấp nước cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Để thiết kế mới Bệnh viện đa khoa có quy mô trên 500 giường, thiết kế hệ thống cấp điện, cấp nước cần đáp ứng những yêu cầu gì? Hệ thống điện nhẹ bố trí trong Bệnh viện đa khoa gồm những loại nào? Câu hỏi của anh Quốc Thái tại Tp. Hồ Chí Minh.

Để thiết kế mới Bệnh viện đa khoa có quy mô trên 500 giường, thiết kế hệ thống cấp điện cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Tại tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 quy định yêu cầu thiết kế điện - chống sét đối với Bệnh viện đa khoa như sau:

Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật
...
7.3 Yêu cầu thiết kế điện - chống sét
7.3.1. Hệ thống cấp điện phải được thiết kế đồng bộ, đảm bảo an toàn, hoạt động 24 h/ngày, đủ công suất vận hành thiết bị và chiếu sáng nhân tạo theo các quy định hiện hành.
7.3.2. Hệ thống cấp điện dự phòng sự cố đảm bảo từ 50 % đến 60 % phụ tải và phải đảm bảo thường xuyên có điện cho các phòng và bộ phận sau:
- Khoa Cấp cứu; Khoa Hồi sức tích cực - chống độc
- Khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức;
- Phòng đẻ, dưỡng nhi;
- Tủ lạnh của các khoa xét nghiệm;
- Phòng lấy máu và trữ máu của ngân hàng máu;
- Trạm bơm nước chữa cháy;
- Hệ thống chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn lối thoát nạn;
- Thang máy đặc biệt để thoát người hoặc dễ chữa cháy.
7.3.3. Thời gian cung cấp điện dự phòng cho các thiết bị y tế và chiếu sáng không được quá 15 s kể từ lúc mất điện cấp từ lưới điện quốc gia.
7.3.4. Hệ thống chống sét cho công trình phải tuân theo quy định trong TCVN 9835 : 2012.
7.3.5. Đường dây dẫn bên trong công trình phải đặt trong hộp kỹ thuật và bố trí ngầm bên trong kết cấu. Cần bố trí cầu dao, aptomat tại từng phòng để đảm bảo an toàn.
7.3.6. Thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống tiếp địa độc lập cấp II.
7.3.7. Ổ cắm phải lắp đặt ở độ cao cách mặt sân không thấp hơn 0,6 m.

Theo đó, khi thiết kế mới Bệnh viện đa khoa có quy mô trên 500 giường, hệ thống cấp điện phải được thiết kế đồng bộ, đảm bảo an toàn, hoạt động 24 h/ngày, đủ công suất vận hành thiết bị và chiếu sáng nhân tạo theo các quy định hiện hành.

Hệ thống cấp điện dự phòng sự cố đảm bảo từ 50% đến 60% phụ tải và phải đảm bảo thường xuyên có điện cho các phòng và bộ phận sau:

- Khoa Cấp cứu; Khoa Hồi sức tích cực - chống độc

- Khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức;

- Phòng đẻ, dưỡng nhi;

- Tủ lạnh của các khoa xét nghiệm;

- Phòng lấy máu và trữ máu của ngân hàng máu;

- Trạm bơm nước chữa cháy;

- Hệ thống chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn lối thoát nạn;

- Thang máy đặc biệt để thoát người hoặc dễ chữa cháy.

Thời gian cung cấp điện dự phòng cho các thiết bị y tế và chiếu sáng không được quá 15s kể từ lúc mất điện cấp từ lưới điện quốc gia.

- Đường dây dẫn bên trong công trình phải đặt trong hộp kỹ thuật và bố trí ngầm bên trong kết cấu. Cần bố trí cầu dao, aptomat tại từng phòng để đảm bảo an toàn.

- Thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống tiếp địa độc lập cấp II.

- Ổ cắm phải lắp đặt ở độ cao cách mặt sân không thấp hơn 0,6 m.

bệnh viện 10

Thiết kế mới Bệnh viện đa khoa (Hình từ Internet)

Hệ thống cấp nước khi thiết kế mới Bệnh viện đa khoa có quy mô trên 500 giường được bố trí như thế nào để đáp ứng yêu cầu thiết kế?

Tại tiết 7.2.1 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 quy định yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật đối với Bệnh viện đa khoa như sau:

Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật
...
7.2. Yêu cầu thiết kế hệ thống cấp thoát nước
7.2.1. Cấp nước
7.2.1.1. Hệ thống cấp nước 24 h/ngày theo TCVN 4513 và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước theo quy định của TCVN 5502 : 2003.
7.2.1.2. Các phòng kỹ thuật nghiệp vụ (labo xét nghiệm, mổ, đỡ đẻ, thủ thuật kế hoạch hóa gia đình) phải có hệ thống lọc nước vô trùng, đảm bảo chất lượng.
7.2.1.3. Khoa Cấp cứu, khoa Điều trị tích cực và chống độc phải được cấp nước sạch vô khuẩn, liên tục trong ngày.
7.2.1.4. Phải bố trí bể chứa, máy bơm tăng áp, trạm khí ép hoặc các thiết bị tăng áp khác. Cần có ống phân phối riêng để đảm bảo lượng nước chữa cháy không bị sử dụng vào mục đích khác. Lượng nước cần để dự trữ chữa cháy phải căn cứ vào vào lượng nước chữa cháy lớn nhất trong 3 h theo quy định của TCVN 2622.
7.2.1.5. Tiêu chuẩn cấp nước cho Bệnh viện tính trung bình 1 m3/ giường lưu/ ngày.
7.2.1.6. Trong điều kiện cho phép, có thể thiết kế hệ thống cấp nước nóng nhưng phải được nêu trong báo cáo đầu tư xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời phải bảo đảm yêu cầu kĩ thuật và an toàn.
7.2.1.7. Các trang thiết bị vệ sinh và đường ống phải phù hợp với chức năng, quy mô của công trình không bị bám bẩn và dễ rửa sạch, không bị rò rỉ và thoát hết nước, không phát sinh mùi hôi, dễ lắp đặt và thay thế

Như vậy, hệ thống cấp nước khi thiết kế mới Bệnh viện đa khoa có quy mô trên 500 giường cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể trên.

Hệ thống cấp nước phải bố trí bể chứa, máy bơm tăng áp, trạm khí ép hoặc các thiết bị tăng áp khác. Cần có ống phân phối riêng để đảm bảo lượng nước chữa cháy không bị sử dụng vào mục đích khác. Lượng nước cần để dự trữ chữa cháy phải căn cứ vào vào lượng nước chữa cháy lớn nhất trong 3 h theo quy định của TCVN 2622.

Hệ thống điện nhẹ bố trí trong Bệnh viện đa khoa có quy mô trên 500 giường gồm những loại nào?

Tại tiết 7.7.1 tiểu mục 7.7 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 quy định yêu cầu thiết kế hệ thống điện nhẹ đối với Bệnh viện đa khoa như sau:

Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật
...
7.7. Yêu cầu thiết kế hệ thống điện nhẹ
7.7.1. Hệ thống điện nhẹ bố trí trong Bệnh viện bao gồm các loại:
- Hệ thống điện thoại (bên ngoài, nội bộ);
- Hệ thống loa truyền thanh (nội bộ);
- Hệ thống tín hiệu báo cháy, sự cố và bảo vệ;
- Hệ thống chuông báo, chuông gọi, camera quan sát;
- Hệ thống truyền hình;
- Hệ thống kết nối màn hình, mạng nội bộ;
...

Theo đó, hệ thống điện nhẹ bố trí trong Bệnh viện đa khoa có quy mô trên 500 giường, gồm các loại:

- Hệ thống điện thoại (bên ngoài, nội bộ);

- Hệ thống loa truyền thanh (nội bộ);

- Hệ thống tín hiệu báo cháy, sự cố và bảo vệ;

- Hệ thống chuông báo, chuông gọi, camera quan sát;

- Hệ thống truyền hình;

- Hệ thống kết nối màn hình, mạng nội bộ.

Bệnh viện đa khoa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ em dưới 6 tuổi có được đăng ký chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại bệnh viện đa khoa tỉnh hay không?
Pháp luật
Các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh nào cung ứng các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu cho người dân đến năm 2030?
Pháp luật
Bệnh viện đa khoa trung ương thuộc Bộ Quốc phòng bao gồm những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào?
Pháp luật
Bệnh viện đa khoa hạng 2 có chức năng, nhiệm vụ gì? Bệnh viện đa khoa hạng 2 có khoa Y học hạt nhân không?
Pháp luật
TCVN 4470:2012 về thiết kế bệnh viện đa khoa? Quy định chung khi thiết kế bệnh viện đa khoa là gì?
Pháp luật
Trưởng khoa khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa có quyền tổ chức cho khoa làm việc 24/24 giờ theo ca không?
Pháp luật
Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa có chức năng phối hợp với khoa Cấp cứu tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện không?
Pháp luật
Bệnh viện đa khoa hạng 1 là gì? Bệnh viện đa khoa hạng 1 có những chức năng, nhiệm vụ như thế nào?
Pháp luật
Bệnh viện đa khoa hạng 2 là gì? Nhiệm vụ chung của bệnh viện đa khoa hạng 2 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bệnh viện đa khoa hạng 1 có khoa Lọc Máu không? Trưởng khoa Lọc máu có trách nhiệm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh viện đa khoa
1,285 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh viện đa khoa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào