Để tham gia tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh thì giáo viên người Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Để tham gia tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh thì giáo viên người Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Giáo viên người nước ngoài khi tham gia tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Tài liệu, học liệu sử dụng để triển khai Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo phải do cơ quan nào thẩm định?
Để tham gia tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh thì giáo viên người Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Theo tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục VII Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo ban hành kèm theo Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT quy định về giáo viên người Việt Nam như sau:
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
...
2. Các điều kiện thực hiện Chương trình
2.1. Giáo viên
Giáo viên người Việt Nam đủ điều kiện tham gia tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh khi đáp ứng được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng cao đẳng trở lên các ngành Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Tiếng Anh; đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn về Nghiệp vụ sư phạm Giáo dục mầm non hoặc Phương pháp cho trẻ làm quen tiếng Anh do các trường cao đẳng, đại học có đào tạo giáo viên mầm non tổ chức (Chương trình bồi dưỡng tối thiểu 120 tiết, trong đó có ít nhất 45 tiết thực hành tại cơ sở giáo dục mầm non);
b) Có bằng cao đẳng trở lên ngành Giáo dục Mầm non, có chứng chỉ năng lực tiếng Anh trình độ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (hoặc tương đương theo quy định).
...
Theo quy định trên, để tham gia tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh thì giáo viên người Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
+ Có bằng cao đẳng trở lên các ngành Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Tiếng Anh.
+ Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn về Nghiệp vụ sư phạm Giáo dục mầm non hoặc Phương pháp cho trẻ làm quen tiếng Anh do các trường cao đẳng, đại học có đào tạo giáo viên mầm non tổ chức.
+ Có bằng cao đẳng trở lên ngành Giáo dục Mầm non, có chứng chỉ năng lực tiếng Anh trình độ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Làm quen tiếng Anh (Hình từ Internet)
Giáo viên người nước ngoài khi tham gia tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục VII Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo ban hành kèm theo Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT quy định về giáo viên người nước ngoài như sau:
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
...
2. Các điều kiện thực hiện Chương trình
2.1. Giáo viên
...
Giáo viên người nước ngoài
- Đối với giáo viên người bản ngữ: có bằng cao đẳng trở lên, có chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh được công nhận; đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn về Nghiệp vụ sư phạm Giáo dục mầm non hoặc Phương pháp cho trẻ làm quen tiếng Anh do các trường cao đẳng, đại học sư phạm có đào tạo giáo viên mầm non tổ chức (Chương trình bồi dưỡng tối thiểu 120 tiết, trong đó có ít nhất 45 tiết thực hành tại cơ sở giáo dục mầm non).
- Đối với giáo viên người nước ngoài không phải người bản ngữ: đủ điều kiện cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng cao đẳng trở lên các ngành Sư phạm tiếng Anh/giảng dạy tiếng Anh; đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn về Nghiệp vụ Giáo dục mầm non hoặc Phương pháp cho trẻ làm quen tiếng Anh do các trường cao đẳng, đại học sư phạm có đào tạo giáo viên mầm non tổ chức (Chương trình bồi dưỡng tối thiểu 120 tiết, trong đó có ít nhất 45 tiết thực hành tại cơ sở giáo dục mầm non)
b) Có bằng cao đẳng trở lên; có chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh quốc tế hoặc chứng chỉ về năng lực tiếng Anh trình độ B2 trở lên (Theo khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ), đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn về Nghiệp vụ Giáo dục mầm non hoặc Phương pháp cho trẻ làm quen tiếng Anh do các trường cao đẳng, đại học sư phạm có đào tạo giáo viên mầm non tổ chức (Chương trình bồi dưỡng tối thiểu 120 tiết, trong đó có ít nhất 45 tiết thực hành tại cơ sở giáo dục mầm non).
Ngoài các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên người nước ngoài thực hiện cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh đáp ứng các yêu cầu hiện hành quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo đó, giáo viên người nước ngoài khi tham gia tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục VII nêu trên.
Tài liệu, học liệu sử dụng để triển khai Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo phải do cơ quan nào thẩm định?
Theo quy định tại tiết 2.3 tiểu mục 2 Mục VII Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo ban hành kèm theo Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT về tài liệu, học liệu như sau:
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
...
2. Các điều kiện thực hiện Chương trình
...
2.3. Tài liệu, học liệu
- Tài liệu, học liệu sử dụng để triển khai Chương trình phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, phê duyệt;
- Các cơ sở giáo dục mầm non được phép lựa chọn các tài liệu, học liệu đã được thẩm định hoặc phê duyệt để tổ chức hoạt động làm quen với tiếng Anh theo nhu cầu và điều kiện triển khai thực tế.
Như vậy, tài liệu, học liệu sử dụng để triển khai Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo phải do Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?