Để quỹ từ thiện có thể chính thức hoạt động bao gồm những điều kiện nào? Việc công bố thành lập quỹ từ thiện phải được thực hiện như thế nào?
Tài sản đóng góp để thành lập quỹ từ thiện phải thực hiện chuyển quyền sở hữu ra sao?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản đóng góp thành lập quỹ của sáng lập viên như sau:
"Điều 23. Chuyển quyền sở hữu tài sản đóng góp thành lập quỹ của sáng lập viên
Thành viên Ban sáng lập quỹ phải chuyển quyền sở hữu tài sản đóng góp thành lập quỹ như sau:
1. Đối với tiền đồng Việt Nam, các sáng lập viên chuyển trực tiếp vào tài khoản của quỹ.
2. Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì bên góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sử dụng đất theo thỏa thuận phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho quỹ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp tài sản phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản đóng góp có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của quỹ; họ, tên, địa chỉ thường trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân, hộ chiếu của cá nhân và số giấy phép thành lập của tổ chức đóng góp tài sản; loại tài sản và số đơn vị tài sản đóng góp; tổng giá trị tài sản đóng góp; ngày giao nhận; chữ ký của người đóng góp hoặc đại diện theo ủy quyền của người đóng góp tài sản và người đại diện theo pháp luật của quỹ."
Theo đó, nếu tài sản góp vào quỹ là tiền đồng Việt Nam thì chuyển trực tiếp vào tài khoản của quỹ.
Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì bên góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sử dụng đất theo thỏa thuận phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho quỹ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp tài sản phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản đóng góp có xác nhận bằng biên bản.
Để quỹ từ thiện có thể chính thức hoạt động bao gồm những điều kiện nào? Việc công bố thành lập quỹ từ thiện phải được thực hiện như thế nào?
Điều kiện để quỹ từ thiện có thể chính thức hoạt động bao gồm những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động của quỹ từ thiện như sau:
"Điều 24. Điều kiện để quỹ được hoạt động
Quỹ được hoạt động khi đủ các điều kiện sau:
1. Có giấy phép thành lập và công nhận điều lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp.
2. Đã công bố về việc thành lập quỹ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
3. Có văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà từng sáng lập viên cam kết đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ. Đối với tài sản khác, đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 23 Nghị định này.
4. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ."
Như vậy, để quỹ từ thiện có thể hoạt động thì quỹ phải có giấy phép thành lập và điều lệ của quỹ được công nhận; có văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà từng sáng lập viên cam kết đóng góp để thành lập quỹ và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài việc đáp ứng các giấy tờ theo quy định thì quỹ còn phải thực hiện công bố thành lập theo quy định pháp luật.
Việc công bố thành lập quỹ từ thiện phải được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về việc công bố thành lập quỹ từ thiện như sau:
"Điều 22. Công bố việc thành lập quỹ
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố về việc thành lập quỹ liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương đối với quỹ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp giấy phép thành lập; báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương đối với quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép thành lập về các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên quỹ;
b) Địa chỉ trụ sở chính của quỹ, điện thoại, email hoặc website (nếu có) của quỹ;
c) Tôn chỉ, mục đích của quỹ;
d) Phạm vi hoạt động của quỹ;
đ) Lĩnh vực hoạt động chính của quỹ;
e) Số tài khoản, tên, địa chỉ ngân hàng nơi quỹ mở tài khoản;
g) Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và cơ quan cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;
h) Số tài sản đóng góp thành lập quỹ của các sáng lập viên.
2. Trong trường hợp thay đổi nội dung giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố những nội dung thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định tại khoản 1 Điều này"
Như vậy, việc công bố thành lập quỹ từ thiện phải thực hiện liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương đối với quỹ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp giấy phép thành lập; báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương đối với quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép thành lập.
Nội dung công bố phải đáp ứng đủ các nội dung theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 93/2019/NĐ-CP nêu trên.
So với nội dung công bố trước đây tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 30/2012/NĐ-CP thì ở Nghị định 93/2019/NĐ-CP đã lược bỏ nội dung về "Họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của quỹ;".
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?