Để được xét thăng hạng lên chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 2, điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 3 phải có thời gian giữ chức danh bao lâu?
- Để được xét thăng hạng lên chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 2, điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 3 phải có thời gian giữ chức danh bao lâu?
- Có yêu cầu trình độ đại học đối với chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 2?
- Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 2 như thế nào?
Để được xét thăng hạng lên chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 2, điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 3 phải có thời gian giữ chức danh bao lâu?
Việc thăng hạng chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 2 được quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 53/2015/TTLT-BTNMT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2022/TT-BTNMT) như sau:
Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng II - Mã số: V.06.02.04
...
4. Viên chức thăng hạng từ chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III lên chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng II phải có thời gian giữ chức danh điều tra tài nguyên môi trường hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc); trường hợp có thời gian tương đương với chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III thì phải có thời gian giữ chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III ít nhất 01 năm tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thăng hạng.
Theo đó, viên chức thăng hạng từ chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 3 lên chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 2 phải có thời gian giữ chức danh điều tra tài nguyên môi trường hạng 3 hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc);
Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 3 thì phải có thời gian giữ chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 3 ít nhất 01 năm tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thăng hạng.
Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 2 (Hình từ Internet)
Có yêu cầu trình độ đại học đối với chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 2?
Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 2 được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 53/2015/TTLT-BTNMT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2022/TT-BTNMT) như sau:
Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng II - Mã số: V.06.02.04
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành địa chất, khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, đất đai, địa chính, địa lý, môi trường, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường;
b) Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường.
...
Theo đó, điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 2 phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành địa chất, khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, đất đai, địa chính, địa lý, môi trường, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường.
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 2 như thế nào?
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 53/2015/TTLT-BTNMT-BNV như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường
1. Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Có tinh thần cầu thị, hợp tác và không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực nghiên cứu và chủ động áp dụng các thành tựu khoa học trong công tác điều tra tài nguyên môi trường; tâm huyết với công việc.
3. Không lợi dụng chức danh, quyền hạn để hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; không mưu cầu lợi ích cá nhân; giữ gìn bí mật quốc gia trong phạm vi chuyên môn của mình.
4. Có lối sống lành mạnh, gương mẫu; không quan liêu, tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tích cực đấu tranh với những hành vi tiêu cực.
5. Trung thực, đoàn kết, khách quan, khiêm tốn và không sách nhiễu, gây cản trở khi thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến quyền và lợi ích của công dân.
Theo đó, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường nói chung được quy định như sau:
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Có tinh thần cầu thị, hợp tác và không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực nghiên cứu và chủ động áp dụng các thành tựu khoa học trong công tác điều tra tài nguyên môi trường; tâm huyết với công việc.
- Không lợi dụng chức danh, quyền hạn để hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; không mưu cầu lợi ích cá nhân; giữ gìn bí mật quốc gia trong phạm vi chuyên môn của mình.
- Có lối sống lành mạnh, gương mẫu; không quan liêu, tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tích cực đấu tranh với những hành vi tiêu cực.
- Trung thực, đoàn kết, khách quan, khiêm tốn và không sách nhiễu, gây cản trở khi thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến quyền và lợi ích của công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?