Để được xét thăng hạng chức danh Phương pháp viên hạng 3, Phương pháp viên hạng 4 chuyên ngành văn hóa cơ sở phải có thời gian giữ chức vụ tối thiểu bao nhiêu năm?
- Để được xét thăng hạng chức danh Phương pháp viên hạng 3, Phương pháp viên hạng 4 phải có thời gian giữ chức vụ tối thiểu bao nhiêu năm?
- Phương pháp viên hạng 3 chuyên ngành Văn hóa cơ sở phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
- Phương pháp viên hạng 3 chuyên ngành Văn hóa cơ sở phải có phẩm chất đạo đức như thế nào?
Để được xét thăng hạng chức danh Phương pháp viên hạng 3, Phương pháp viên hạng 4 phải có thời gian giữ chức vụ tối thiểu bao nhiêu năm?
Theo tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục 10 Phần II Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Văn hóa cơ sở (nhóm chức danh Phương pháp viên) do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 828/QĐ-BVHTTDL năm 2023 như sau:
Tiêu chuẩn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức giữ chức danh Phương pháp viên
...
2.2. Đối với Phương pháp viên hạng III - Mã số: V.10.06.20
...
2.2.4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Phương pháp viên hạng III:
Có thời gian công tác giữ chức danh nghề nghiệp Phương pháp viên hạng IV hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh Phương pháp viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
...
Theo đó, Để được xét thăng hạng chức danh Phương pháp viên hạng 3, Phương pháp viên hạng 4 hoặc tương đương phải có thời gian công tác giữ chức danh nghề nghiệp từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh Phương pháp viên hạng 4 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Phương pháp viên hạng 3 chuyên ngành Văn hóa cơ sở (Hình từ Internet)
Phương pháp viên hạng 3 chuyên ngành Văn hóa cơ sở phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
Theo tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục 10 Phần II Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Văn hóa cơ sở (nhóm chức danh Phương pháp viên) do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 828/QĐ-BVHTTDL năm 2023 như sau:
Tiêu chuẩn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức giữ chức danh Phương pháp viên
...
2.2. Đối với Phương pháp viên hạng III - Mã số: V.10.06.20
...
2.2.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực văn hóa cơ sở;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Phương pháp viên.
...
Theo đó, Phương pháp viên hạng 3 chuyên ngành Văn hóa cơ sở phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây về trình độ đào tạo:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực văn hóa cơ sở;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Phương pháp viên.
Phương pháp viên hạng 3 chuyên ngành Văn hóa cơ sở phải có phẩm chất đạo đức như thế nào?
Theo tiểu mục 1 Mục 10 Phần II Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Văn hóa cơ sở (nhóm chức danh Phương pháp viên) do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 828/QĐ-BVHTTDL năm 2023 như sau:
Tiêu chuẩn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức giữ chức danh Phương pháp viên
1. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành văn hoá cơ sở
a) Có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
b) Tâm huyết với nghề, trung thực, khách quan, thẳng thắn; làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với nhân dân; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
c) Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
d) Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
...
Theo đó, tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành văn hoá cơ sở được quy định như sau:
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Tâm huyết với nghề, trung thực, khách quan, thẳng thắn; làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với nhân dân; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?