Để được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục nghề nghiệp, cá nhân cần đáp ứng những điều kiện gì?
Ngành lao động, thương binh và xã hội thực hiện công tác khen thưởng thông qua những hình thức nào?
Theo Điều 16 Thông tư 08/2019/TT-BLĐTBXH quy định về các hình thức khen thưởng như sau:
Các hình thức khen thưởng
1. Các hình thức khen thưởng cấp nhà nước được quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều 8 của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, gồm có: Huân chương các loại; Huy chương các loại; các danh hiệu vinh dự Nhà nước; “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
2. Hình thức khen thưởng cấp Bộ gồm có: Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động - Thương binh và Xã hội”; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục nghề nghiệp”; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Bằng khen của Bộ trưởng).
3. Hình thức khen thưởng cấp cơ sở gồm có: Giấy khen của thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ (có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng).
Theo đó, ngành lao động, thương binh và xã hội thực hiện công tác khen thưởng thông qua những hình thức sau đây;
- Các hình thức khen thưởng cấp nhà nước gồm có:
+ Huân chương;
+ Huy chương;
+ Danh hiệu vinh dự nhà nước;
+ Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng nhà nước.
- Hình thức khen thưởng cấp Bộ gồm có:
+ Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Lao động, Thương binh và Xã hội;
+ Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục nghề nghiệp;
+ Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Hình thức khen thưởng cấp cơ sở gồm có: Giấy khen của thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng).
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục nghề nghiệp?
Theo điểm a khoản 2 Điều 23 Thông tư 08/2019/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương như sau:
Đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương
...
2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục nghề nghiệp”
a) Đối tượng xét tặng: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Trung ương đến cấp huyện; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp kể cả ba loại hình (công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài) theo Luật Giáo dục nghề nghiệp; các chuyên gia Việt Nam hoặc nước ngoài có đóng góp đối với sự phát triển công tác giáo dục nghề nghiệp.
...
Theo đó, những đối tượng sau đây được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục nghề nghiệp:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Trung ương đến cấp huyện;
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp kể gồm ba loại hình: công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Giáo dục nghề nghiệp;
- Các chuyên gia Việt Nam hoặc nước ngoài có đóng góp đối với sự phát triển công tác giáo dục nghề nghiệp.
Để được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục nghề nghiệp, cá nhân cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo điểm b khoản 2 Điều 23 Thông tư 08/2019/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương như sau:
Đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương
...
2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục nghề nghiệp”
...
b) Tiêu chuẩn xét tặng: Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục nghề nghiệp” để xét tặng cho các cá nhân có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp của đất nước khi đạt tiêu chuẩn sau:
Có thời gian trực tiếp giảng dạy từ 15 năm trở lên đối với nhà giáo thuộc hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp; 20 năm trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp từ Trung ương đến cấp huyện (trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp). Hoặc có từ 05 năm liên tục trở lên (hoặc ít nhất một nhiệm kỳ công tác đối với các chuyên gia nước ngoài) phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị về giáo dục nghề nghiệp hoặc có thành tích xuất sắc, đột xuất được Bộ trưởng đánh giá cao.
...
Theo đó, để được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục nghề nghiệp, cá nhân phải có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp của đất nước và phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Có thời gian trực tiếp giảng dạy từ 15 năm trở lên đối với nhà giáo thuộc hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Có thời gian trực tiếp giảng dạy từ 20 năm trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp từ Trung ương đến cấp huyện (trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp).
Hoặc có từ 05 năm liên tục trở lên (hoặc ít nhất một nhiệm kỳ công tác đối với các chuyên gia nước ngoài) phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị về giáo dục nghề nghiệp hoặc có thành tích xuất sắc, đột xuất được Bộ trưởng đánh giá cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?