Để được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam thì doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện gì?
- Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam hay không?
- Để được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam thì doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện gì?
- Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm có thời hạn hoạt động tại Việt Nam là bao lâu? Có thể thực hiện các hoạt động gì?
- Hoạt động của văn phòng đại diện thuộc doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ được cơ quan nào quản lý?
Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 76 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về việc doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đặt văn phòng đại diện như sau:
Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và không được thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
...
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài và cả doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đều được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam
Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và không được thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
Để được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam thì doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Để được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam thì doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 77 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam như sau:
Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt, thu hồi giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài khi đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Hoạt động tối thiểu trong 05 năm gần nhất;
b) Được cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi đặt trụ sở chính cho phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt, thu hồi giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
3. Bộ Tài chính có thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cần phải đáp ứng được một số điều kiện sau để được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam:
- Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải hoạt động tối thiểu trong 05 năm gần nhất;
- Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi đặt trụ sở chính cho phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm có thời hạn hoạt động tại Việt Nam là bao lâu? Có thể thực hiện các hoạt động gì?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 76 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm có thời hạn hoạt động tại Việt Nam là 05 năm và có thể gia hạn thời gian hoạt động.
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm được phép thực hiện một số hoạt động sau đây:
(1) Làm chức năng văn phòng liên lạc;
(2) Nghiên cứu thị trường;
(3) Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
(4) Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các dự án do doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tài trợ tại Việt Nam;
(5) Hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Hoạt động của văn phòng đại diện thuộc doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ được cơ quan nào quản lý?
Căn cứ Điều 151 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xây dựng chiến lược, đề án và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;
b) Thực hiện thống kê, dự báo về thị trường bảo hiểm;
c) Giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giám sát hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
d) Giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
e) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Từ quy định trên thì hoạt động của văn phòng đại diện thuộc doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ do Bộ Tài chính quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?