Để được lựa chọn là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng thì doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì?
Để được lựa chọn là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng thì doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì?
Điều kiện lựa chọn doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 72/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 92/2019/TT-BTC) như sau:
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục lựa chọn doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng
1. Để được lựa chọn là doanh nghiệp bán hàng, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng, kinh doanh các mặt hàng được hoàn thuế theo quy định tại Điều 11 Thông tư này tại một trong các địa điểm sau đây:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp;
- Địa điểm đặt đại lý bán hàng cho doanh nghiệp.
b) Thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
c) Cam kết tham gia vào Hệ thống theo quy định tại Điều 4a Thông tư này.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế:
a) Công văn đăng ký tham gia bán hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
...
Như vậy, theo quy định, để được lựa chọn là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Có đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng, kinh doanh các mặt hàng được hoàn thuế theo quy định tại Điều 11 Thông tư 72/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 92/2019/TT-BTC) tại một trong các địa điểm sau đây:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp;
- Địa điểm đặt đại lý bán hàng cho doanh nghiệp.
(2) Thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
(3) Cam kết tham gia vào Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài theo quy định.
Để được lựa chọn là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng thì doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng gồm những nội dung nào?
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 72/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 92/2019/TT-BTC) như sau:
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục lựa chọn doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng
...
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế:
a) Công văn đăng ký tham gia bán hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
b) Hợp đồng bán hàng đại lý ký giữa doanh nghiệp đăng ký bán hàng với cửa hàng bán hàng đại lý cho doanh nghiệp (đối với trường hợp là cửa hàng đại lý bán hàng cho doanh nghiệp): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận “sao y” của doanh nghiệp.
3. Thủ tục chọn doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký bán hàng hoàn thuế tại chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính thì chi nhánh, cửa hàng gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp;
b) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn ba (03) ngày làm Việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho doanh nghiệp bổ sung hồ sơ;
- Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp;
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng bao gồm:
(1) Công văn đăng ký tham gia bán hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 92/2019/TT-BTC: TẢI VỀ
(2) Hợp đồng bán hàng đại lý ký giữa doanh nghiệp đăng ký bán hàng với cửa hàng bán hàng đại lý cho doanh nghiệp (đối với trường hợp là cửa hàng đại lý bán hàng cho doanh nghiệp): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận “sao y” của doanh nghiệp.
Gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho cơ quan nào?
Cách thức gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng được quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 72/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 92/2019/TT-BTC) như sau:
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục lựa chọn doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng
...
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế:
a) Công văn đăng ký tham gia bán hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
b) Hợp đồng bán hàng đại lý ký giữa doanh nghiệp đăng ký bán hàng với cửa hàng bán hàng đại lý cho doanh nghiệp (đối với trường hợp là cửa hàng đại lý bán hàng cho doanh nghiệp): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận “sao y” của doanh nghiệp.
3. Thủ tục chọn doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký bán hàng hoàn thuế tại chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính thì chi nhánh, cửa hàng gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp;
b) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn ba (03) ngày làm Việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho doanh nghiệp bổ sung hồ sơ;
- Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp;
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng thì gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký bán hàng hoàn thuế tại chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính thì chi nhánh, cửa hàng gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?