Để được làm giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thì phải có bằng cử nhân giáo dục đặc biệt đúng không?
Để được làm giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thì phải có bằng cử nhân giáo dục đặc biệt đúng không?
Giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 23 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giáo viên
Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên: có bằng cử nhân trở lên ngành Giáo dục đặc biệt hoặc đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông cùng với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập hoặc chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biệt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng trình độ chuẩn như sau:
- Có bằng cử nhân trở lên ngành Giáo dục đặc biệt; hoặc,
- Đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông cùng với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập hoặc chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biệt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, để được làm giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập không nhất thiết phải cần có bằng cử nhân giáo dục đặc biệt.
Trường hợp giáo viên đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông cùng với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập hoặc chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biệt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cũng có thể làm giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được hưởng phụ cấp không?
Tại khoản 3 Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT quy định về quyền của giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như sau:
Giáo viên
…
3. Quyền của giáo viên
a) Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ;
b) Được hưởng mọi quyền lợi ưu đãi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, được hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định đối với nhà giáo trong các trường, lớp dành cho người khuyết tật;
c) Được tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động chuyên môn khác của Trung tâm; tham gia các cuộc họp xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ được phân công.
Căn cứ quy định trên thì giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được hưởng hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định đối với nhà giáo trong các trường, lớp dành cho người khuyết tật.
Bên cạnh đó, giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập còn được hưởng các quyền như sau:
- Hưởng mọi quyền lợi ưu đãi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định đối với nhà giáo trong các trường, lớp dành cho người khuyết tật.
- Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ;
- Được tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động chuyên môn khác của Trung tâm;
Tham gia các cuộc họp xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ được phân công.
Giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT thì giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có các nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm;
- Hỗ trợ giáo dục hòa nhập;
- Thực hiện dạy học và giáo dục học sinh khuyết tật tại Trung tâm đúng mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch;
- Tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục, phù hợp với đối tượng và điều kiện cụ thể của Trung tâm;
- Thực hiện các quyết định của giám đốc Trung tâm; chịu sự kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục theo quy định; thực hiện nội quy của Trung tâm và các quy định của Quy chế này;
- Thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Tích cực, chủ động tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kiểm định là ai? Tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị dụng cụ điện có trách nhiệm như thế nào?
- Nhận định lâm sàng là gì? Điều dưỡng trong bệnh viện thực hiện nhận định lâm sàng khi tiếp nhận người bệnh thế nào?
- Lễ Phật Đản tụng kinh gì? Tụng kinh gì lễ Phật đản? Đọc kinh ngày lễ Phật đản chi tiết như thế nào?
- Mẫu viết văn nghị luận về tệ nạn xã hội lớp 9 ngắn gọn? Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội là bao nhiêu?
- Diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak diễn ra lúc mấy giờ? Chi tiết lộ trình diễu hành xe hoa tại TPHCM?