Để được đưa vào chương trình Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật thì công chức Bộ Tư pháp cần đáp ứng điều kiện gì?
- Mục tiêu của chương trình Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật đến năm 2025 là gì?
- Để được đưa vào chương trình Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật thì công chức Bộ Tư pháp cần đáp ứng điều kiện nào?
- Số lượng công chức Bộ tư pháp được đưa vào Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật là bao nhiêu người?
Mục tiêu của chương trình Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật đến năm 2025 là gì?
Căn cứ tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục I Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-BTP năm 2021 quy định về mục tiêu của chương trình Quy hoạc đào tạo bồi dưỡng như sau:
MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
...
1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025:
- Phấn đấu 100% công chức, viên chức trong quy hoạch được đào tạo ở trình độ tiến sỹ hoặc đào tạo sau tiến sỹ về đúng lĩnh vực được quy hoạch.
- 80% công chức, viên chức trong quy hoạch được đào tạo, bồi dưỡng để có thể sử dụng thông thạo ít nhất 01 ngoại ngữ.
- 100% công chức, viên chức trong quy hoạch được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ theo đúng lĩnh vực quy hoạch do các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy; các khóa đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ.
b) Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030:
- Phấn đấu 100% công chức, viên chức trong quy hoạch có trình độ tiến sỹ.
- 100% công chức, viên chức trong quy hoạch có khả năng sử dụng thông thạo ít nhất 01 ngoại ngữ.
- Sử dụng hiệu quả đội ngũ công chức, viên chức trong quy hoạch vào công tác nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực pháp luật.
c) Mục tiêu đầu ra:
Công chức, viên chức được Quy hoạch, sau khi được đào tạo, bồi dưỡng cần đáp ứng các yêu cầu:
- Có khả năng nghiên cứu khoa học pháp lý chuyên sâu, phân tích để đưa ra định hướng trong công tác xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam.
- Có năng lực nghiên cứu pháp luật và kinh nghiệm nước ngoài về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và đề xuất áp dụng đối với Việt Nam.
- Có trình độ, năng lực, khả năng đề xuất, hoạch định và tổ chức thực thi chính sách pháp luật phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.
- Có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn để làm sáng tỏ và lý giải thỏa đáng các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
- Có khả năng sử dụng thông thạo ít nhất 01 ngoại ngữ.
...
Theo quy định trên thì mục tiêu đến năm 2025 của chương trình Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật là:
(1) Phấn đấu 100% công chức, viên chức trong quy hoạch được đào tạo ở trình độ tiến sỹ hoặc đào tạo sau tiến sỹ về đúng lĩnh vực được quy hoạch.
(2) 80% công chức, viên chức trong quy hoạch được đào tạo, bồi dưỡng để có thể sử dụng thông thạo ít nhất 01 ngoại ngữ.
(3) 100% công chức, viên chức trong quy hoạch được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ theo đúng lĩnh vực quy hoạch do các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy; các khóa đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ.
Để được đưa vào chương trình Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật thì công chức Bộ Tư pháp cần đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Để được đưa vào chương trình Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật thì công chức Bộ Tư pháp cần đáp ứng điều kiện nào?
Theo tiểu mục 1 Mục II Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-BTP năm 2021 thì công chức Bộ tư pháp cần đáp ứng các điều kiện sau để được đưa vào chương trình Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật:
(1) Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức tốt, trung thành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
(2) Có trình độ thạc sỹ luật trở lên và trước đó tốt nghiệp cử nhân luật loại khá, giỏi trở lên;
Chương trình ưu tiên đào tạo bồi dưỡng công chức đã có bằng thạc sỹ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp hoặc đã có bằng tiến sỹ và công chức trong danh sách Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2014 - 2020.
(3) Có khả năng tự tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu nước ngoài phục vụ cho công tác chuyên môn; ưu tiên công chức sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công tác chuyên môn.
(4) Có khả năng khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng thành thạo tin học phục vụ công tác và nghiên cứu khoa học.
(5) Công chức trình độ thạc sỹ phải từ 40 tuổi trở xuống và từ đủ 45 tuổi trở xuống đối với công chức đã có trình độ tiến sỹ tính đến thời điểm được đưa vào Quy hoạch.
(6) Có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên môn từ đủ 5 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc); được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác và có ít nhất 01 bằng khen của Bộ trưởng trong lĩnh vực công tác pháp luật.
(7) Có từ 01 bài viết trở lên về lĩnh vực pháp luật được đăng trên tạp chí quốc tế ISI hoặc Scopus hoặc 02 bài viết trở lên về lĩnh vực pháp luật được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước hoặc đáp ứng đồng thời 02 trong số 03 điều kiện sau:
- Tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công tác mà công chức, viên chức đang đảm nhiệm.
- Tham gia ít nhất 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ hoặc chủ trì 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đã được bảo vệ.
- Tham gia viết ít nhất 01 giáo trình hoặc chủ trì/đồng tác giả 01 sách chuyên khảo về lĩnh vực pháp luật.
Số lượng công chức Bộ tư pháp được đưa vào Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật là bao nhiêu người?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-BTP năm 2021 quy định như vê số lượng công chức đưa vào Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng sau:
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, SỐ LƯỢNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐƯỢC QUY HOẠCH
...
2. Số lượng quy hoạch
- Số lượng quy hoạch: 15 - 20 người.
- Lựa chọn 02 - 03 người/01 lĩnh vực, gồm các lĩnh vực pháp luật sau: hình sự; hành chính; tổ chức bộ máy; dân sự; kinh tế và thương mại; quốc tế; xử lý vi phạm hành chính.
Từ quy định trên thì số lượng công chức Bộ Tư pháp đưa vào Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật là từ 15 đến 20 người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?