Để được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì tổ chức cộng đồng phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Để được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì tổ chức cộng đồng phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Cơ quan nào có quyền công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng?
- Tổ chức cộng đồng được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản có những quyền và trách nhiệm gì?
Để được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì tổ chức cộng đồng phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Thủy sản 2017 quy định về điều kiện để tổ chức cộng đồng được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản như sau:
Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1. Tổ chức cộng đồng được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Thành viên là các hộ gia đình, cá nhân sinh sống và được hưởng lợi từ nguồn lợi thủy sản tại khu vực đó;
b) Đăng ký tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại một khu vực địa lý xác định chưa được giao quyền quản lý cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Có phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.
...
Theo đó, để được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì tổ chức cộng đồng phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 10 nêu trên.
Nguồn lợi thủy sản (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng?
Theo khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản 2017 quy định về thẩm quyền công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng như sau:
Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản
...
2. Thẩm quyền công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn từ hai huyện trở lên;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn quản lý;
c) Việc công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hiệp thương quyết định.
...
Theo quy định trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có quyền công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn từ hai huyện trở lên.
Và Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn quản lý.
Tổ chức cộng đồng được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản có những quyền và trách nhiệm gì?
Theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 10 Luật Thủy sản 2017 về quyền và trách nhiệm của tổ chức cộng đồng như sau:
Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản
...
5. Tổ chức cộng đồng có quyền sau đây:
a) Tổ chức, quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, du lịch giải trí gắn với hoạt động thủy sản trong khu vực được giao quyền quản lý;
b) Thực hiện tuần tra, kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong khu vực được giao quyền quản lý; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm;
c) Ngăn chặn hành vi vi phạm trong khu vực được giao quyền quản lý theo quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;
d) Được tham vấn đối với dự án, hoạt động có liên quan trực tiếp đến hệ sinh thái hoặc nguồn lợi thủy sản trong khu vực được giao quản lý;
đ) Hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
e) Thành lập quỹ cộng đồng.
6. Tổ chức cộng đồng có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đúng các nội dung được ghi trong quyết định công nhận và giao quyền quản lý quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động thủy sản; việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện tuần tra, kiểm tra, thanh tra, điều tra, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm trong khu vực được giao;
d) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức cộng đồng theo quy định.
...
Như vậy, tổ chức cộng đồng được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản có những quyền và trách nhiệm tương ứng với quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 10 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?