Để được công nhận là di sản thiên nhiên thì nơi đó phải có vẻ đẹp hiếm gặp của thiên nhiên đúng không?
Để được công nhận là di sản thiên nhiên thì nơi đó phải có vẻ đẹp hiếm gặp của thiên nhiên đúng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về di sản thiên nhiên như sau:
Di sản thiên nhiên
...
2. Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên thuộc điểm c khoản 1 Điều này căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên;
b) Có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn;
c) Có đặc điểm nổi bật, độc đáo về địa chất, địa mạo hoặc chứa đựng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất;
d) Có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
...
Theo đó, việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên căn cứ vào một trong các tiêu chí sau:
- Có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên;
- Có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn;
- Có đặc điểm nổi bật, độc đáo về địa chất, địa mạo hoặc chứa đựng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất;
- Có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
Như vậy, vẻ đẹp hiếm gặp của thiên nhiên chỉ là một trong những tiêu chí để xác lập, công nhận di sản thiên nhiên. Trường hợp nơi đó không có vẻ đẹp đặc biệt nhưng có một trong các tiêu chí còn lại thì vẫn có thể được xác lập, công nhận di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật.
Để được công nhận là di sản thiên nhiên thì nơi đó phải có vẻ đẹp hiếm gặp của thiên nhiên đúng không? (Hình từ internet)
Việc thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên được thực hiện dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 19 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chí, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác quy định tại Luật Bảo vệ môi trường
...
6. Hồ sơ và nội dung thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên khác
a) Hồ sơ thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên bao gồm: báo cáo dự án xác lập di sản thiên nhiên; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan đối với dự án xác lập di sản thiên nhiên; văn bản đề nghị thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên;
b) Nội dung thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên bao gồm: mức độ đáp ứng các tiêu chí xác lập di sản thiên nhiên; vị trí địa lý, ranh giới và diện tích di sản thiên nhiên, các phân vùng quản lý di sản thiên nhiên; mục tiêu quản lý di sản thiên nhiên; nội dung quản lý và kế hoạch bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; mô hình tổ chức quản lý; nguồn lực quản lý và tổ chức thực hiện quản lý di sản thiên nhiên.
...
Theo quy định trên thì việc thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên được thực hiện dựa trên những nội dung sau:
- Mức độ đáp ứng các tiêu chí xác lập di sản thiên nhiên;
- Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích di sản thiên nhiên, các phân vùng quản lý di sản thiên nhiên;
- Mục tiêu quản lý di sản thiên nhiên;
- Nội dung quản lý và kế hoạch bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên;
- Mô hình tổ chức quản lý;
- Nguồn lực quản lý và tổ chức thực hiện quản lý di sản thiên nhiên.
Xâm chiếm trái phép di sản thiên là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường
...
10. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
11. Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
13. Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Theo đó, hành vi xâm chiếm trái phép di sản thiên là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?