Để được cho vay trực tiếp từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị cần đáp ứng điều kiện gì?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị để được cho vay trực tiếp từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khi đáp ứng điều kiện gì?
- Thủ tục cho vay trực tiếp được thực hiện theo trình tự như thế nào theo quy định hiện nay?
- Doanh nghiệp có thể thỏa thuận những nội dung gì trong hợp đồng cho vay trực tiếp với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị để được cho vay trực tiếp từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khi đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện để vay vốn như sau:
Điều kiện vay vốn
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, khai thác các loại tài sản trí tuệ quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nghệ mới quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới theo quy định của pháp luật;
c) Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh;
d) Đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định này.
...
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng quy định tại điểm a, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này;
b) Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, được triển khai để trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của chuỗi giá trị hoặc có hợp đồng hợp tác, kinh doanh với doanh nghiệp trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của chuỗi giá trị. Việc xác định chuỗi giá trị thực hiện theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy, để được vay trưc tiếp từ Quỹ Phát triển thì doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị cần đáp ứng những điều kiện sau:
(1) Đáp ứng quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017;
(2) Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh;
(3) Đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định này.
(4) Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, được triển khai để trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của chuỗi giá trị hoặc có hợp đồng hợp tác, kinh doanh với doanh nghiệp trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của chuỗi giá trị.
- Việc xác định chuỗi giá trị thực hiện theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Để được cho vay trực tiếp từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị cần đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Thủ tục cho vay trực tiếp được thực hiện theo trình tự như thế nào theo quy định hiện nay?
Theo Điều 19 Nghị định 39/2019/NĐ-CP thì thủ tục cho vay trực tiếp được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay trực tiếp theo quy định và gửi trực tiếp hoặc thông qua bưu điện đến Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hồ sơ bao gồm:
(1) Giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
(2) Hồ sơ dự án, phương án sản xuất kinh doanh và các văn bản, tài liệu khác chứng minh doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn theo quy định .
Bước 2: Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp nhận, thẩm định tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị vay vốn; thẩm định tính khả thi của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và các điều kiện cho vay khác theo quy định tại Nghị định này; quyết định cho vay và thông báo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trường hợp từ chối cho vay, Quỹ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Bước 3: Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành quy trình thẩm định, ra quyết định cho vay trực tiếp theo nguyên tắc đảm bảo phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức liên quan trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay.
Lưu ý:
- Trường hợp cần thiết, Hội đồng thành viên xem xét, quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt cho vay để ra quyết định cho vay.
- Quỹ có quyền thuê tư vấn độc lập hoặc thành lập Tổ tư vấn cho vay gồm nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia theo lĩnh vực chuyên môn để tư vấn cho vay.
Doanh nghiệp có thể thỏa thuận những nội dung gì trong hợp đồng cho vay trực tiếp với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về nội dung thỏa thuận trong hợp đồng cho vay trực tiếp như sau:
Thỏa thuận cho vay trực tiếp
1. Thỏa thuận cho vay giữa Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được lập thành văn bản, đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định này và gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về pháp nhân của Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa, địa điểm, thời điểm ký thỏa thuận;
b) Các thỏa thuận về số tiền cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay, đồng tiền cho vay, phương thức cho vay, giải ngân vốn vay, lãi suất cho vay, chuyển vốn vay, thu hồi lãi, gốc vốn vay, biện pháp bảo đảm tiền vay và dự phòng, xử lý rủi ro (nếu có), hiệu lực của thỏa thuận cho vay;
c) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên trong quá trình cho vay; cách thức giải quyết tranh chấp, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và các thỏa thuận khác theo yêu cầu quản lý của Quỹ.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, doanh nghiệp có thể thỏa thuân những nội dung sau trong hợp đồng cho vay trực tiếp với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa:
(1) Thông tin về pháp nhân của Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa, địa điểm, thời điểm ký thỏa thuận;
(2) Các thỏa thuận về số tiền cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay, đồng tiền cho vay, phương thức cho vay, giải ngân vốn vay, lãi suất cho vay, chuyển vốn vay, thu hồi lãi, gốc vốn vay, biện pháp bảo đảm tiền vay và dự phòng, xử lý rủi ro (nếu có), hiệu lực của thỏa thuận cho vay;
(3) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên trong quá trình cho vay; cách thức giải quyết tranh chấp, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và các thỏa thuận khác theo yêu cầu quản lý của Quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?