Để được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu RCEP lần đầu tại Việt Nam thì cần chuẩn bị hồ sơ thế nào?
- Để được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu RCEP lần đầu tại Việt Nam thì phải chuẩn bị hồ sơ thế nào?
- Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu RCEP áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên khác như thế nào?
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định RCEP phải đáp ứng các điều kiện gì?
Để được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu RCEP lần đầu tại Việt Nam thì phải chuẩn bị hồ sơ thế nào?
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu RCEP (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BCT quy định như sau:
Chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
…
3. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa và quy định tại Thông tư này.
Theo đó, việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu RCEP được thực hiện theo quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ theo Mẫu số 04 tải về quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP;
- Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
- Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
- Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn.
Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;
- Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
- Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
- Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 31/2018/NĐ-CP;
Hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như:
+ Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);
+ Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất);
+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
+ Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu RCEP áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên khác như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 21 Thông tư 05/2022/TT-BCT quy định như sau:
C/O
…
4. Mẫu C/O mẫu RCEP được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên khác.
Căn cứ quy định trên thì mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu RCEP áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên khác được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BCT.
Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu RCEP quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BCT (sửa đổi bởi Thông tư 32/2022/TT-BCT) tải về.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định RCEP phải đáp ứng các điều kiện gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 05/2022/TT-BCT thì Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định RCEP (C/O mẫu RCEP) đáp ứng các điều kiện sau:
- Có số tham chiếu riêng.
- Được thể hiện bằng tiếng Anh.
- Có chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu.
Chữ ký và con dấu được thể hiện bằng tay hoặc bằng hình thức điện tử.
- Có thể khai báo hai hay nhiều hóa đơn thương mại cho một lô hàng.
- Có thể bao gồm nhiều loại hàng hóa với điều kiện mỗi loại hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa tương ứng.
- Xác định hàng hóa có xuất xứ và đáp ứng các quy định tại Thông tư 05/2022/TT-BCT.
- Bao gồm các thông tin tối thiểu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BCT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?