Để được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công thương thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Để được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công thương thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 30/2016/TT-BCT (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT) quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công thương như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công thương
Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công thương phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
1. Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên.
3. Đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
4. Có nguyện vọng được bổ nhiệm làm giám định viên.
Như vậy, để được làm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công thương cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
(1) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt.
(2) Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên.
(3) Đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
(4) Có nguyện vọng được bổ nhiệm làm giám định viên.
Tải về mẫu thẻ giám định viên tư pháp mới nhất 2023: Tại Đây
Để được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công thương thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công thương bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2016/TT-BCT (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT) quy định về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp như sau:
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức về thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này
2. Các tài liệu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 8 Luật Giám định tư pháp.
Đồng thời, căn cứ Điều 8 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 4 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp như sau:
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này hoặc đơn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cá nhân đã là giám định viên tư pháp nhưng bị miễn nhiệm do nghỉ hưu hoặc thôi việc để thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
2. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm.
3. Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công thương bao gồm những nội dung sau:
(1) Giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức về thời gian hoạt động chuyên môn: TẢI VỀ
(2) Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Hoặc đơn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cá nhân đã là giám định viên tư pháp nhưng bị miễn nhiệm do nghỉ hưu hoặc thôi việc để thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
(3) Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực công thương
(4) Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp.
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Công Thương được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 30/2016/TT-BCT (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT) quy định thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công thương như sau:
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công thương
1. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Công Thương:
a) Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của hoạt động tố tụng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này để lựa chọn và lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Pháp chế;
b) Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ xem xét hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
2. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương:
Giám đốc Sở Công Thương phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này, lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
3. Thời hạn xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Giám định tư pháp.
Như vậy, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Công Thương được thực hiện như sau:
(1) Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của hoạt động tố tụng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân căn cứ tiêu chuẩn quy định để lựa chọn và lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Pháp chế;
(2) Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ xem xét hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?