Để được áp dụng chế độ ưu tiên khi làm thủ tục hải quan thì doanh nghiệp nhập khẩu phải đạt kim ngạch bao nhiêu?
Để được áp dụng chế độ ưu tiên khi làm thủ tục hải quan thì doanh nghiệp nhập khẩu phải đạt kim ngạch bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Hải quan 2014, để được áp dụng chế độ ưu tiên thì doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(1) Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 02 năm liên tục.
(2) Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm đạt mức quy định.
(3) Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp nối mạng với cơ quan hải quan.
(4) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
(5) Có hệ thống kiểm soát nội bộ.
(6) Chấp hành tốt quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.
Dẫn chiếu khoản 4 Điều 10 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Điều kiện để được áp dụng chế độ ưu tiên
...
4. Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch 100 triệu USD/năm;
b) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đạt kim ngạch 40 triệu USD/năm;
c) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam đạt kim ngạch 30 triệu USD/năm;
d) Đại lý thủ tục hải quan: số tờ khai làm thủ tục hải quan trong năm đạt 20.000 tờ khai/năm.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, Điểm d Khoản này là kim ngạch bình quân trong 02 năm liên tiếp tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác.
...
Theo đó, để được áp dụng chế độ ưu tiên khi làm thủ tục hải quan thì doanh nghiệp nhập khẩu phải đạt kim ngạch 100 triệu USD/năm.
Lưu ý: Kim ngạch nhập khẩu nêu trên là kim ngạch bình quân trong 02 năm liên tiếp tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét công nhận áp dụng chế độ ưu tiên( không bao gồm kim ngạch nhập khẩu ủy thác).
Thủ tục hải quan (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp được ưu tiên khi làm thủ tục hải quan được hưởng những chế độ gì?
Những chế độ mà doanh nghiệp được ưu tiên khi làm thủ tục hải quan được hưởng quy định tại Điều 43 Luật Hải quan 2014 như sau:
Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp
1. Miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật.
2. Được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc kể từ ngày nộp chứng từ thay thế tờ khai hải quan, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan.
3. Được ưu tiên khi thực hiện thủ tục về thuế đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật về thuế.
Theo đó, doanh nghiệp được ưu tiên khi làm thủ tục hải quan được hưởng những chế độ sau:
(1) Miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan (trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật).
(2) Được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan.
(3) Được ưu tiên khi thực hiện thủ tục về thuế đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật về thuế.
Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên khi làm thủ tục hải quan gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên khi làm thủ tục hải quan gồm những tài liệu sau:
(1) Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính.
(2) Báo cáo tình hình, thống kê số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính.
(3) Báo cáo chấp hành pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán trong 02 năm gần nhất theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính.
(4) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 năm gần nhất: 01 bản chụp.
(5) Báo cáo kiểm toán trong 02 năm gần nhất: 01 bản chụp.
(6) Bản kết luận thanh tra trong 02 năm gần nhất (nếu có): 01 bản chụp.
(7) Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế trong toàn bộ dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản chụp.
(8) Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có): 01 bản chụp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?