Đe dọa giết người đã cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng bị xử phạt tối đa bao nhiêu năm tù?
- Công dân có được báo tin về hành vi tham nhũng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Đe dọa giết người đã cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng là hành vi bị nghiêm cấm trong việc phòng chống tham nhũng?
- Đe dọa giết người đã cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tối đa bao nhiêu năm tù?
Công dân có được báo tin về hành vi tham nhũng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 có quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
1. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
Theo quy định trên thì công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Đồng thời, công dân cũng phải có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, công dân được báo tin về hành vi tham nhũng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Công dân cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ được nhà nước bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Đe dọa giết người đã cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tối đa bao nhiêu năm tù? (Hình từ internet)
Đe dọa giết người đã cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng là hành vi bị nghiêm cấm trong việc phòng chống tham nhũng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 về các hành vi bị nghiêm cấm cụ thể như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
3. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
4. Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.
Theo đó, trong việc phòng chống tham nhũng thì pháp luật nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
- Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
- Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
- Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.
Như vậy, đe dọa giết người đã cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng là hành vi bị nghiêm cấm trong việc phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Đe dọa giết người đã cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tối đa bao nhiêu năm tù?
Căn cứ theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội đe dọa giết người như sau:
Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Như vậy, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà có mức phạt tù khác nhau.
Nếu có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi đe dọa giết người đã cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đe dọa giết người với khung hình phạt cao nhất là 07 năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?