Để đăng ký tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia, có bắt buộc phải dùng số điện thoại chính chủ?
Để đăng ký tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia, có bắt buộc phải dùng số điện thoại chính chủ?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 31/2021/QĐ-TTg về việc đăng ký tài khoản như sau:
Đăng ký tài khoản
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
2. Đăng ký tài khoản trực tiếp từ Cổng Dịch vụ công quốc gia
Tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản trực tiếp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được thực hiện khi cung cấp các thông tin định danh tương ứng với các phương thức đăng ký:
a) Áp dụng đối với đăng ký tài khoản của cá nhân bằng một trong các hình thức sau: Thông qua thuê bao di động chính chủ, Mã số Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số tài khoản cá nhân đăng ký tại ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam, thiết bị lưu khóa bí mật hoặc các hình thức hợp pháp khác;
b) Áp dụng đối với đăng ký tài khoản của tổ chức: Thông qua thiết bị lưu khóa bí mật hoặc các hình thức hợp pháp khác.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản đã đăng ký với đơn vị cung cấp dịch vụ định danh và xác thực điện tử để thực hiện đăng nhập Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Việc đăng ký tài khoản với đơn vị cung cấp danh tính điện tử phù hợp với quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử và các thỏa thuận dân sự giữa tổ chức, cá nhân với đơn vị cung cấp.
4. Tài khoản do Cổng Dịch vụ công quốc gia cấp hoặc các hệ thống định danh, xác thực kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia bảo đảm mức độ danh tính tối thiểu ở mức trung bình theo quy định pháp luật về định danh và xác thực điện tử.
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp cá nhân dùng số điện thoại di động để đăng ký tài khoản trực tiếp từ Cổng Dịch vụ công quốc gia thì cá nhân phải dùng số điện thoại chính chủ (thuê bao di động chính chủ) để thực hiện việc đăng ký.
Đối với tổ chức thì việc đăng ký tài khoản được thực hiện thông qua thiết bị lưu khóa bí mật hoặc các hình thức hợp pháp khác.
Lưu ý: Trong trường hợp cá nhân không có số điện thoại chính chủ thì có thể sử dụng Mã số Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số tài khoản cá nhân đăng ký tại ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam, thiết bị lưu khóa bí mật hoặc các hình thức hợp pháp khác để đăng ký tài khoản.
Để đăng ký tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia, có bắt buộc phải dùng số điện thoại chính chủ? (Hình từ Internet)
Có phải đăng nhập, xác thực lại khi đã đăng nhập thành công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia không?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 11 Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 31/2021/QĐ-TTg thì sau khi tổ chức, cá nhân đăng nhập và xác thực thành công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh hoặc hệ thống cung cấp các dịch vụ công có liên quan không yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng nhập, xác thực lại.
Lưu ý: Trường hợp mức độ an toàn xác thực người dùng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công yêu cầu cao hơn so với mức độ an toàn, xác thực khi đăng nhập Cổng Dịch vụ công quốc gia, tổ chức, cá nhân bổ sung phương thức xác thực phù hợp mức độ an toàn được yêu cầu.
Tổ chức, cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia có quyền và trách nhiệm gì?
Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định tại Điều 8 Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia ban hành kèm Quyết định 31/2021/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
(1) Khai thác thông tin, sử dụng các dịch vụ cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia phù hợp với mức độ an toàn theo hình thức xác thực khi đăng nhập.
(2) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin kê khai, đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, chỉ sử dụng Cổng Dịch vụ công quốc gia cho các mục đích hợp pháp và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động được thực hiện bằng tài khoản của mình.
(3) Quản lý tài khoản, chữ ký số, giữ bí mật thông tin tài khoản, mật khẩu của mình, trường hợp mật khẩu bị mất hoặc bị đánh cắp hoặc phát hiện có người sử dụng trái phép tài khoản của mình, phải thông báo kịp thời cho Cơ quan quản lý và vận hành hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia.
(4) Chịu trách nhiệm đối với tất cả các nội dung do tổ chức, cá nhân gửi, đăng ký, cung cấp khi sử dụng dịch vụ và các tiện ích trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và phải có trách nhiệm đối với các bên có liên quan khác trước pháp luật.
(5) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan cung cấp dịch vụ công trực tuyến và nộp phí, lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật đối với từng loại dịch vụ công trực tuyến.
(6) Trường hợp sử dụng lại các thông tin, nội dung trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để đăng tải trên các phương tiện truyền thông phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
(7) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, Cổng Dịch vụ công quốc gia chia sẻ các thông tin, dữ liệu của tổ chức, cá nhân đã có trên hệ thống để hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến liên quan, tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?