Để công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp cần đáp ứng những tiêu chí gì? Cách lập mã số nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được quy định như thế nào?
Để công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp cần đáp ứng những tiêu chí gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT như sau:
"Điều 10. Tiêu chí công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp
1. Nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận khi đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
2. Nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận, gồm: Lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hóa; rừng giống trồng; vườn giống; vườn cây đầu dòng; cây trội lấy vật liệu giống sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng; cây đầu dòng để cung cấp hom, cành ghép, mắt ghép.
Không công nhận cây trội để lấy vật liệu giống xây dựng rừng giống, vườn giống; cây trội, cây đầu dòng để phục tráng giống."
Theo đó, nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận khi đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận.
Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
Giống cây trồng lâm nghiệp (Hình từ Internet)
Mã số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận gồm mấy thành phần?
Căn cứ theo STT 19 Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT thì Giổi xanh có tên khoa học là Michelia mediocris Dandy thuộc Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính.
Căn cứ theo phần A Phụ lục IV Quy định về mã số giống, nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT như sau:
"A. Mã số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận
Mã số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận có 4 thành phần:
1. Thành phần thứ nhất:
Gồm các chữ cái đầu của tên loài bằng tiếng Việt (Ví dụ: Bạch đàn là BĐ; Keo lá tràm là KLT…). Trường hợp là cây lai thì lấy chữ cái đầu của tên loài bằng tiếng Việt và chữ cái tiếp theo là L (Ví dụ: Keo lai là KL; Bạch đàn lai là BĐL).
2. Thành phần thứ hai:
Gồm 2 chữ cái viết in hoa biểu thị chữ cái đầu của tên địa danh cấp xã, nơi đã trồng khảo nghiệm hoặc trồng thử nghiệm thành công giống cây trồng lâm nghiệp.
3. Thành phần thứ ba:
Gồm 2 chữ số cuối của năm công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.
4. Thành phần thứ tư:
Gồm 2 chữ số, là số thứ tự của giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận theo trình tự thời gian.
Ví dụ:
1. Một giống Keo tai tượng đã được khảo nghiệm thành công tại xã Cẩm Lĩnh (Ba Vì - Hà Nội), được Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá và công nhận đầu tiên vào năm 2021 sẽ có mã số như sau:
KTT.CL.21.01
2. Một cá thể cây lai giữa Tràm cừ và Tràm lá dài được tạo ra do lai giống nhân tạo giữa hai loài này, được trồng khảo nghiệm hoặc trồng thử nghiệm thành công lần đầu tại xã Cẩm Lĩnh (Ba Vì - Hà Nội) và được Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá, công nhận vào năm 2021 và theo thứ tự công nhận là thứ 4 sẽ có mã số như sau:
TL.CL.21.04"
Theo đó, mã số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận khi có 4 thành phần nêu trên.
Mã số giống cây giổi xanh còn phụ thuộc vào tên địa danh cấp xã, nơi đã trồng khảo nghiệm hoặc trồng thử nghiệm thành công, năm công nhận giống cây trồng lâm nghiệp và số thứ tự của giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận theo trình tự thời gian nên anh có thể tham khảo quy định trên để có thể có mã số giống cây giổi xanh phù hợp.
Cách lập mã số nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo phần B Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT như sau:
"B. Mã số nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận
1. Bảng quy định mã số các tỉnh:
[...]
2. Bảng quy định mã số loại hình nguồn giống cây trồng lâm nghiệp:
[...]
3. Quy định cách lập mã số nguồn giống cây trồng lâm nghiệp:
Mã số nguồn giống cây trồng lâm nghiệp trong cả nước được lập theo quy định sau:
Mã số gồm 1 chữ cái và 4 chữ số
- Chữ cái biểu thị loại hình nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (9 loại hình). Mã số loại hình nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được ghi theo khoản 2 mục B phụ lục này.
- 2 số tiếp theo biểu thị mã số tỉnh nơi có nguồn giống cây trồng lâm nghiệp. Mã số của tỉnh được ghi theo khoản 1 mục B phụ lục này.
- 2 chữ số cuối cùng biểu thị số thứ tự nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận theo trình tự thời gian.
Ví dụ:
1. Vườn giống vô tính loài cây Sở tại Lâm trường Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An là nguồn giống cây trồng lâm nghiệp thứ 18 được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ Anh thẩm định, công nhận sẽ được cấp mã số như sau:
V.28.18
2. Rừng giống chuyển hóa từ rừng trồng loài cây Trám trắng của Lâm trường Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa là nguồn giống cây trồng lâm nghiệp thứ 5 được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa thẩm định và công nhận sẽ được cấp mã số như sau:
C.27.05
3. Vườn cây đầu dòng Keo lai của Trung tâm giống Nông lâm nghiệp tỉnh Bình Định là nguồn giống cây trồng lâm nghiệp thứ 2 được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định tổ chức thẩm định và công nhận sẽ được cấp mã số như sau:
D.36.02"
Theo đó, mã số nguồn giống trong cả nước được lập gồm 1 chữ cái và 4 chữ số theo quy định cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?