Để công bố cơ sở pha chế khí, thương nhân xuất nhập khẩu khí phải lập bản tự công bố phù hợp điều kiện pha chế khí gửi về đâu?
- Để công bố cơ sở pha chế khí, thương nhân xuất nhập khẩu khí phải lập bản tự công bố phù hợp điều kiện pha chế khí gửi về đâu?
- Thương nhân xuất nhập khẩu khí công bố cơ sở pha chế khí gửi bản tự công bố bằng những hình thức nào?
- Thương nhân xuất nhập khẩu khí được tiến hành pha chế khí từ khi nào?
- Tổ chức triển khai thực hiện hoạt động công bố cơ sở pha chế khí là trách nhiệm của ai?
Để công bố cơ sở pha chế khí, thương nhân xuất nhập khẩu khí phải lập bản tự công bố phù hợp điều kiện pha chế khí gửi về đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 20/2019/TT-BKHCN quy định về công bố cơ sở pha chế khí như sau:
Công bố cơ sở pha chế khí
1. Thương nhân sản xuất, chế biến khí và thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí (sau đây viết tắt là thương nhân pha chế khí) lập một (01) bộ hồ sơ pha chế khí theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, lưu giữ tại trụ sở, nơi đăng ký hoạt động kinh doanh của thương nhân và lập bản tự công bố phù hợp điều kiện pha chế khí gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Thương nhân chịu trách nhiệm về tính xác thực, trung thực đối với hồ sơ pha chế khi tại cơ sở pha chế khí của thương nhân.
...
Như vậy, thương nhân xuất nhập khẩu khí lập 01 bộ hồ sơ pha chế khí theo quy định tại Điều 11 Thông tư 20/2019/TT-BKHCN, lưu giữ tại trụ sở, nơi đăng ký hoạt động kinh doanh của thương nhân và lập bản tự công bố phù hợp điều kiện pha chế khí gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Thương nhân chịu trách nhiệm về tính xác thực, trung thực đối với hồ sơ pha chế khi tại cơ sở pha chế khí của thương nhân.
Thương nhân xuất nhập khẩu khí (Hình từ Internet)
Thương nhân xuất nhập khẩu khí công bố cơ sở pha chế khí gửi bản tự công bố bằng những hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 20/2019/TT-BKHCN quy định về công bố cơ sở pha chế khí như sau:
Công bố cơ sở pha chế khí
...
2. Thương nhân công bố cơ sở pha chế khí lựa chọn hình thức gửi bản tự công bố phù hợp điều kiện pha chế khí qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa giải quyết thủ tục hành chính của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Nội dung của bản tự công bố cơ sở pha chế khí thực hiện theo quy định tại Mẫu CBPH-ĐKPCK Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo quy định trên, thương nhân xuất nhập khẩu khí công bố cơ sở pha chế khí lựa chọn hình thức gửi bản tự công bố phù hợp điều kiện pha chế khí qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa giải quyết thủ tục hành chính của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Nội dung của bản tự công bố cơ sở pha chế khí thực hiện theo quy định tại Mẫu CBPH-ĐKPCK Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BKHCN.
Thương nhân xuất nhập khẩu khí được tiến hành pha chế khí từ khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 20/2019/TT-BKHCN quy định về công bố cơ sở pha chế khí như sau:
Công bố cơ sở pha chế khí
...
3. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận bản tự công bố cơ sở pha chế khí của thương nhân, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, đăng tải tên thương nhân và cơ sở pha chế khí trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Thương nhân tiến hành pha chế khí khi bản tự công bố cơ sở pha chế khí của thương nhân được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Như vậy, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận bản tự công bố cơ sở pha chế khí của thương nhân xuất nhập khẩu khí, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, đăng tải tên thương nhân và cơ sở pha chế khí trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Thương nhân xuất nhập khẩu khí tiến hành pha chế khí khi bản tự công bố cơ sở pha chế khí của thương nhân được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Tổ chức triển khai thực hiện hoạt động công bố cơ sở pha chế khí là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 20/2019/TT-BKHCN quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý như sau:
Trách nhiệm của cơ quan quản lý
1. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Tổ chức triển khai thực hiện hoạt động quản lý đo lường, chất lượng khí và hoạt động công bố cơ sở pha chế khí theo quy định tại Thông tư này;
b) Tiếp nhận bản thông báo tiêu chuẩn của phụ gia (tên phụ gia, thành phần, hàm lượng phụ gia trước khi đưa vào sản xuất, chế biến khí) và cam kết bảo đảm chất lượng phụ gia không ảnh hưởng đến an toàn cho người, động vật, thực vật, môi trường và chất lượng khí theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Thông tư này;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của các bộ, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định về đo lường, chất lượng đối với thương nhân kinh doanh khí theo quy định tại Thông tư này;
d) Chậm nhất sau 03 tháng kể từ ngày nhận được bản tự công bố của thương nhân pha chế khí, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra (hậu kiểm) tại các cơ sở pha chế khí theo bản tự công bố phù hợp điều kiện pha chế của thương nhân và theo quy định tại Thông tư này.
...
Như vậy, việc tổ chức triển khai thực hiện hoạt động công bố cơ sở pha chế khí theo quy định là trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?