Để có thể tham gia điều tra giải quyết tai nạn giao thông các cán bộ cảnh sát giao thông cần có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông là bao lâu?
- Để có thể tham gia điều tra giải quyết tai nạn giao thông các cán bộ cảnh sát giao thông cần có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông là bao lâu?
- Cảnh sát giao thông có cần ngay lập tức đến hiện trường để giải quyết tai nạn giao thông không?
- Cảnh sát giao thông có cần phải xác minh chất lượng hạ tầng giao thông khi xảy ra tai nạn giao thông hay không?
Để có thể tham gia điều tra giải quyết tai nạn giao thông các cán bộ cảnh sát giao thông cần có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông là bao lâu?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định như sau:
Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
1. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an đã học nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát theo quy định.
2. Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên.
3. Đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.
Theo quy định của pháp luật thì Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an đã học nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát theo quy định.
- Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên.
- Đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.
Như vậy, cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn cần phải có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên theo quy định của pháp luật.
Để có thể tham gia điều tra giải quyết tai nạn giao thông các cán bộ cảnh sát giao thông cần có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông là bao lâu? (hình từ internet)
Cảnh sát giao thông có cần ngay lập tức đến hiện trường để giải quyết tai nạn giao thông không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông bao gồm những nguyên tắc sau:
- Tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện;
- Các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Lực lượng Cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp. Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của cấp trên;
- Cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
- Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định
Cảnh sát giao thông có cần phải xác minh chất lượng hạ tầng giao thông khi xảy ra tai nạn giao thông hay không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định như sau
Nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông
1. Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh:
a) Có hay không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;
đ) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn;
e) Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;
g) Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
Theo quy định của pháp luật thì khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh như sau:
- Có hay không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ;
- Diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;
- Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
- Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;
- Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn;
- Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông;
- Quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;
- Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh chất lượng hạ tầng giao thông khi xảy ra tai nạn giao thông.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lễ Vesak 2025 có những hoạt động nào? Điểm đặc biệt của kỳ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025? Tổ chức Đại lễ Vesak cần tuân thủ nguyên tắc nào?
- Phát triển kinh tế tư nhân giảm ít nhất 30% chi phí và thời gian xử lý thủ tục hành chính theo Nghị quyết 68 ra sao?
- Thể lệ cuộc thi học sinh tham gia môi trường mạng an toàn lành mạnh sáng tạo tỉnh Bắc Giang ra sao?
- Xâm phạm lăng mộ có bị phạt tù không? Người có hành vi xâm phạm lăng mộ bị phạt tù cao nhất là bao lâu?
- Thông tư 20 2025 TT BTC sửa đổi Thông tư 51 2021 TT BTC về đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?