Để có thể bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nào? Thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ có những quyền và nghĩa vụ gì?
Thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 10, khoản 13 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ
1. Quyền và nghĩa vụ chung:
a) Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
b) Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
c) Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
...
5. Quyền và nghĩa vụ thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
a) Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu;
b) Bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân
Theo quy định trên thì thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ có một số quyền và nghĩa vụ nêu trên.
Để có thể bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu tiêu dùng tại chỗ cần những loại giấy tờ nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 16 và khoản 7 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu (01 bộ) bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
5. Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:
a) Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.
6. Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
a) Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
b) Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.
Để được cấp Giấy phép phân phối rượu tiêu dùng thì thường nhân cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
- Tài liệu về hệ thống phân phối rượu.
- Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu.
Để có thể bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 16 và khoản 6 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định về điều kiện để kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ như sau:
Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.
3. Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
5. Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, để có thể bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì cần phải đáp ứng một số điều kiện như:
- Đối tượng bán rượu tiêu dùng phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh;
- Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ
- Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
- Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?